MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu nhập 70 triệu/tháng nhưng không mua iPhone 11 tặng bạn gái, có phải "kẹt xỉ"? Câu trả lời sẽ khiến ai ai cũng phải suy nghĩ

01-11-2019 - 12:39 PM | Sống

Có đủ điều kiện để làm và có muốn làm hay không lại là những chuyện hoàn toàn khác, nếu làm chỉ để thỏa mãn thói hư vinh mà không đem lại giá trị nào thì cần cân nhắc.

"Hư vinh phù phiếm là một kẻ vô cùng tham lam, nó đang nuốt chửng tất cả, kết quả là phải hy sinh dưới lòng tham của chính nó". Shakespeare đã phát hiện điều này khi ông đang phải sống trong khoảng thời gian vất vả, chúng ta nếu không cảnh giác với chính mình, thì việc có bị lòng tham chôn vùi hay không chỉ là vấn đề thời gian.

Hư vinh tưởng như là chuyện nhỏ không đáng kể, nhưng sẽ phá hoại cả thanh xuân của một người, thậm chí là thời gian vàng bạc của người khác. Vì đây thực chất là một kiểu lừa gạt người khác, cũng là một hành vi lừa gạt chính mình. Để thỏa mãn tâm hư vinh của bản thân, để người xung quanh nhìn vào hâm mộ, rất nhiều người đã không ngần ngại dùng những thủ đoạn gian xảo, lừa dối để tạo nên vỏ bọc hào nhoáng cho bản thân.

Có anh chàng sinh viên 21 tuổi lên thành phố học đại học. Vì gia cảnh trong nhà bình thường nên cậu cũng không quá lo lắng vấn đề kinh tế, nhàn nhã đi học và chờ đầu tháng bố mẹ gửi chi phí sinh hoạt vào thẻ ngân hàng. Không có gánh nặng phải lo nhưng thành tích học tập của cậu cũng chẳng hề xuất sắc. Ngược lại, đời sống hàng ngày lại vô cùng nổi bật.

Anh chàng "cưa cẩm" bạn gái bằng những bó hoa và bữa tối lãng mạn, ăn mặc thời trang sành điệu, dùng iPhone đời mới, hàng tuần đều không thiếu những cuộc tụ tập chơi bời thâu đêm suốt sáng. Đến ngày lễ Tình nhân, cậu còn gọi điện về nhà, nói dối là cần nộp phí học thêm để lấy tiền mua bó hoa hồng 99 bông tặng người yêu làm kỷ niệm. Tất cả bạn học đều tưởng nhà anh ta thực sự giàu có, tiền tài không thiếu. Từ trong những hành động đó, anh chàng sinh viên 21 tuổi tìm thấy sự thỏa mãn cho thói hư vinh của mình.

Thu nhập 70 triệu/tháng nhưng không mua iPhone 11 tặng bạn gái, có phải kẹt xỉ? Câu trả lời sẽ khiến ai ai cũng phải suy nghĩ - Ảnh 1.

Có đủ điều kiện để làm và có muốn làm hay không lại là những chuyện hoàn toàn khác, nếu làm chỉ để thỏa mãn thói hư vinh mà không đem lại giá trị nào thì cần cân nhắc.

Thế nhưng, bố mẹ anh ta ở nhà vẫn chỉ dùng điện thoại Nokia loại "cục gạch" ngày xưa. Để anh ta có tiền ăn uống chơi bời, họ dành dụm tích cóp từng đồng. Để anh ta lấy "phí học thêm", họ lại cắt bớt thịt cá, ăn uống thanh đạm bằng mấy món rau dưa cho tiết kiệm.

Trong cuộc sống có rất nhiều người tương tự như vậy, người ta nhìn vào ngưỡng mộ họ được lái xe sang, nhưng thực chất họ chỉ làm lái xe thuê cho người khác. Người ta nhìn vào thấy họ ra vào nhà hàng, khách sạn 5 sao, nhưng thực chất họ chỉ là nhân viên nghiệp vụ. Người ta nhìn vào những bức ảnh họ nghỉ dưỡng tại các resort cao cấp, nhưng thực chất họ chỉ là trợ lý phải đi công tác tăng ca theo lãnh đạo.

Chúng ta có thể hư vinh, nhưng phải có đủ điều kiện và tư cách để làm điều đó. Nếu chỉ lợi dụng giá trị mà người khác đem tới, thì chung quy lại, dù cố thể hiện cuộc sống xa xỉ của mình cho người khác thấy đến thế nào đi nữa, nó cũng không thể trở thành cuộc sống thực sự của bản thân.

Tuy nhiên, cuộc sống cũng có những người hoàn toàn ngược lại. Dù một người đàn ông có đủ điều kiện để mua xe riêng, anh ấy vẫn lựa chọn xe công cộng để đi lại mỗi ngày tránh tắc đường. Dù một người đàn ông ở trong những khu nhà sang trọng, căn biệt thự đắt tiền, anh ấy cũng chỉ mặc áo trắng quần jeans đơn giản, tiện lợi, chẳng đáng bao nhiêu. Dù người đàn ông thu nhập mỗi tháng 70 triệu đồng, anh vẫn trung thành với chiếc điện thoại iPhone 6 từ nhiều năm trước mình có được. Và dù bạn gái người đàn ông đó có đòi hỏi, anh ta cũng từ chối yêu cầu được đổi điện thoại iPhone 11 đời mới một cách thẳng thừng.

Thu nhập 70 triệu/tháng nhưng không mua iPhone 11 tặng bạn gái, có phải kẹt xỉ? Câu trả lời sẽ khiến ai ai cũng phải suy nghĩ - Ảnh 2.

Chúng ta có thể hư vinh, nhưng phải có đủ điều kiện và tư cách để làm điều đó. Nếu chỉ lợi dụng giá trị mà người khác đem tới, thì chung quy lại, dù cố thể hiện cuộc sống xa xỉ của mình cho người khác thấy đến thế nào đi nữa, nó cũng không thể trở thành cuộc sống thực sự của bản thân.

Nhưng liệu mọi người có nói anh ấy là "ki bo"? Đáp án là không. Vì trong vấn đề trả lương cho nhân viên, anh không keo kiệt. Khi cần đầu tư những giá trị, anh cũng rất mạnh tay. Nếu phúc lợi nhân viên có vấn đề, anh lập tức chi tiền túi đền bù. Còn nếu người yêu cảm thấy bị tổn thương vì thiếu thốn vật chất, anh ấy sẽ đi tìm một người đủ đầy về tinh thần hơn.

Với số tiền mua chiếc iPhone 11 đó, anh có thể đưa bố mẹ mình đi du lịch thỏa thích cả tuần, có thể đăng ký một khóa học kỹ năng hoàn toàn mới, có thể thử đầu tư mạo hiểm cho một sở thích nào đó, cũng có thể làm rất nhiều điều khác có giá trị hơn là sở hữu 1 chiếc điện thoại. Đó không phải "ki bo", đó chỉ là một thái độ sống hoàn toàn khác.

Châu Nhuận Phát cũng là một ví dụ như vậy. Ông chỉ đi đôi giày vải cũ giá 390 nhân dân tệ được mua trong một cửa hàng ở ga tàu điện ngầm, nhưng sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để sở hữu các bức thư pháp và sách hiếm cổ xưa. Họ không đề cao giá trị vật chất, mà nhìn vào giá trị tinh thần có được. Người thật sự có tất cả là người không khoe khoang, không làm nô lệ cho vật chất phù phiếm, sống một cuộc đời mới thanh thản và ý nghĩa.

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên