MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu nhập cao hơn nhiều so với bạn đời, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ? Đừng chủ quan!

10-11-2018 - 15:00 PM | Sống

2:1 là tỷ lệ chênh lệch thu nhập hoàn hảo nhất, là "điểm cân bằng" trong một cuộc sống hôn nhân hoàn hảo, cao hơn hoặc thấp hơn tỷ lệ này đều sẽ gây ảnh hưởng đến hôn nhân.

- 01 - 

Gần đây, có một người bạn nói với tôi, cô ấy từ sau khi được thăng chức hai lần liên tiếp, thu nhập đã cao hơn rất nhiều, còn thu nhập của chồng cô ấy vẫn giữ ở mức như hai năm trước. Chồng của cô ấy có lẽ trong lòng cảm thấy không được thoải mái, hàng ngày đều cằn nhằn, bóng gió khiến cô ấy cũng không biết phải làm sao.

Ví dụ, nếu cô ấy mua đồ trang điểm loại cao cấp thì chồng cô ấy sẽ cười nhạt nói: "Người có tiền có khác!".

Cô ấy cảm thấy mình có phải hơi ích kỷ một chút, không thể chỉ nghĩ cho mình, vì vậy liền mua cho chồng một bộ vest xịn.

Chồng cô ấy nhìn thấy càng tỏ ra khó chịu hơn: "Em đang muốn nhắc anh là anh kiếm tiền ít đúng không? Bộ đồ xa xỉ như vậy cũng là vợ mua cho."

Cô ấy hỏi tôi: "Cậu có hiểu được cảm giác đấy không? Rõ ràng là tôi chỉ quan tâm anh ấy, vậy mà trong mắt anh ý tôi lại có ý xấu, tôi cảm thấy rất khó xử".

Gần đây có một bài báo chỉ ra nguyên nhân có trên một nửa các cặp đôi ở Bắc Mỹ nảy sinh vấn đề trong chuyện tình cảm là do thu nhập.

"Lúc đối phương không có tiền, tâm lý tôi khá thoải mái, bây giờ thu nhập của anh ấy cao hơn tôi, tôi cảm thấy mình thấp hơn anh ấy một bậc, cảm thấy chúng tôi không còn là quan hệ cặp đôi bình đẳng, tiền thực sự là căn nguyên của mọi thứ".

"Chúng tôi là vì tiền mà số lần cãi nhau cũng tăng lên, tiền là vấn đề nhạy cảm giữa chúng tôi".

"Mặc dù tôi kiếm nhiều hơn đối phương, tôi cũng không ngại giúp đỡ anh ấy, nhưng anh ấy lại không chấp nhận, điều này khiến tôi rất phiền não".

Tại sao sự chênh lệch này lại gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cặp đôi?

Bởi vì, dù có thân thiết đến mấy thì vẫn sẽ tồn tại "sự hơn thua quyền lực".

Việc kiếm nhiều hay ít tiền có vai trò khá lớn trong việc quyết định tiếng nói của hai người trong một mối quan hệ, người càng bỏ ra nhiều hơn cho gia đình, trách nhiệm đối với gia đình càng lớn thì tiếng nói của họ cũng lớn hơn.

Nếu chênh lệch thu nhập càng lớn hoặc chênh lệch có sự thay đổi thì cũng có nghĩa là trong mối quan hệ này, người có quyền lực và tiếng nói hơn cũng thay đổi, như một hệ quả nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ này.

Thu nhập chênh lệch qua lớn sẽ làm nảy sinh những tâm trạng tiêu cực ở người còn lại.

Thu nhập cao hơn nhiều so với bạn đời, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ? Đừng chủ quan! - Ảnh 1.

- 02 -

Tôi có cô em họ, học thạc sỹ đến năm thứ 2 thì kết hôn, đi làm được 3 năm thì sinh con.

Sau khi sinh con không có người trông nom, nghĩ đến việc chồng cũng làm đến chức quản lý trong công ty, thu nhập cũng ổn định nên quyết định ở nhà làm bà nội trợ toàn thời gian. Một ngày 24 tiếng chăm sóc con, chơi với con, giặt quần áo, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, những việc này không hề khiến cô em tôi cảm thấy quá mệt mỏi.

Điều khiến em ấy tức giận đó là chồng trách em ấy tiêu tiền linh tinh, động đến chuyện gì liên quan đến tiền anh ta lại nói "không biết thông cảm cho anh kiếm tiền cực khổ như nào", lúc tức giận thì lại cãi nhau.

Em ấy cảm thấy ấm ức, bực mình, nghĩ lại lúc mới xin nghỉ việc, chồng cũng không nói gì cả, vậy tại sao bây giờ lại thấy phiền phức? Em ấy thực ra cũng muốn đi làm lại nhưng con ai trông?

Nghĩ đi nghĩ lại thì hình như làm sao cũng không được, chỉ biết cứ vậy sống cho qua ngày. Sự ngọt ngào lúc hai người yêu nhau đã không còn nữa mà thay vào đó là những lần cãi nhau và chiến tranh lạnh.

Ở trong ví dụ này, nguyên nhân dẫn đến trục trặc trong hôn nhân không phải là vì cô em họ tôi không kiếm được tiền mà là vì chồng của em ấy không thể chịu được áp lực công việc mà về trút lên em ấy, khiến em ấy cũng cảm thấy áp lực và có lỗi.

Còn ở ví dụ ở phần đầu, nguyên nhân khiến hôn nhân độc giả đó xuất hiện trục trặc không phải là do thu nhập của cô ấy tăng lên rất nhiều mà là bởi người chồng của cô ấy cảm thấy xấu hổ vì mình thiếu năng lực.

Có người cho rằng thu nhập của mình ít hơn thu nhập của đối phương quá nhiều, từ chối đi cùng đối phương đến những buổi họp mặt, khi đối phương muốn giúp đỡ mình lại cảm thấy như đang được "bố thí" hoặc là cảm thấy bị coi thường, nghĩ đến những đánh giá, bàn tán của người khác, nó giống mảnh xương cá mắc ở trong họng vậy.

Và như để giải tỏa sự khó chịu này, hai bên chỉ có thể dùng cách mỉa mai, bóng gió nhau để nói chuyện với nhau.

Thực ra mỉa mai, bóng gió nhau không chỉ cho thấy là sự cạnh tranh quyền lực mà thực ra sâu xa bên trong còn có "Anh/em rất quan tâm em/anh, anh/em sợ không xứng với em/anh, sợ mất đi em/anh"

Bất kể là cảm thấy không công bằng, tự ti hay là cảm thấy suy tính hơn thiệt, đây đều là những tác dụng phụ do chênh lệch thu nhập quá lớn đem lại, còn chúng ta, muốn có một mối quan hệ lành mạnh thì không thể nào không đối mặt với vấn đề này.

Thực ra thứ ảnh hưởng đến tình cảm không phải là ở sự chênh lệch thu nhập mà là thái độ đối với việc thu nhập có sự chênh lệch này.

Thu nhập cao hơn nhiều so với bạn đời, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ? Đừng chủ quan! - Ảnh 2.

- 03 - 

Tôi từng nghe qua một câu chuyện như này, hai vợ chồng cãi nhau đòi ly hôn, nguyên nhân là bởi tiền người chồng kiếm được đều mang đi ăn chơi, tiền chi tiêu cho gia đình anh ta không bao giờ quản.

Người vợ cũng kiếm được khá nhiều tiền, nhưng tiền ngoài việc nuôi con ăn học, chi tiêu hàng ngày, gửi cho bố mẹ ra thì còn lại cũng không được bao nhiêu. Cô ấy nói chồng để tiền đó để chi tiêu cho gia đình, người chồng đáp lại: không phải có em rồi sao? Chút tiền của anh thì giúp được gì!

Bất luận là nam hay nữ, nếu người kiếm được ít tiền hơn có khuynh hướng tách mình ra khỏi trách nhiệm, bất luận là về mặt đạo lý hay mặt tình cảm thì đều là không thể chấp nhận được.

"Nhà" là do hai người cùng nhau xây dựng, nếu tự mình không quản chuyện nhà thì bạn có còn là một thành viên trong gia đình nữa không?

Đứng trên phương diện quan hệ mà nói, có đi có lại, hỗ trợ lẫn nhau, dù bạn có kiếm được ít hơn thì cũng hãy cho thấy được sự ủng hộ của bạn với họ, đây mới chính là bí quyết khiến tình cảm càng thêm bền chặt.

Cũng như vậy, bên thu nhập cao hơn cũng đừng lúc nào cũng cho mình là người cho đi trong mối quan hệ này.

Cũng giống như chúng ta nhắc đến ở trên, trong một mối quan hệ nhất định sẽ tồn tại sự hơn thua quyền lực và tiếng nói, nếu như bên thu nhập nhiều hơn lúc nào cũng ỷ vào việc mình kiếm được nhiều tiền mà phủ định hết những nỗ lực và cố gắng của đối phương, kiểu hôn nhân như này cũng sớm muộn gì rồi cũng có kết cục chẳng tốt đẹp gì.

Rất nhiều người rất quan trọng việc đối phương kiếm nhiều tiền hơn hay kiếm ít tiền hơn, về bản chất là không xem hai người như một, chúng ta đều biết, hôn nhân không chỉ là sự hợp nhất về mặt tình cảm mà nó còn liên quan đến vấn đề kinh tế, chỉ có khi nào ở trên hai phương diện này làm được không phân anh em, cả hai cùng gánh vác thì khi đó hôn nhân có thể hạnh phúc được.

Thu nhập cao hơn nhiều so với bạn đời, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ? Đừng chủ quan! - Ảnh 3.

 - 04 -   

Vậy làm sao để giải quyết những khúc mắc, những tiêu cực mà thu nhập chênh lệch đem lại?

Trước tiên, hãy nghĩ lại xem, năm đó vì sao hai người lại quyết định ở bên nhau, còn không phải là vì tình yêu ư?

Nếu như sau khi hai người đã ở bên nhau, thu nhập là thứ kéo xa khoảng cách giữa hai người, vậy thì hãy cứ thoải mái thừa nhận rằng bản thân vì chênh lệch thu nhập mà cảm thấy tự ti, khủng hoảng, đừng có cứ giữ ở trong lòng, đợi đến lúc xảy ra vấn đề rồi lại đi cãi nhau, thực tế thì cãi nhau cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.

Bạn cần phải biết rằng người kiếm được nhiều tiền hơn không hề sai, người kiếm ít hơn cũng không sai, điều này liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, bạn chẳng việc gì phải làm khó bản thân cả.

Tiếp theo, thực chất của một mối quan hệ chính là "có đi có lại", bỏ ra cũng cần phải được hồi đáp, đừng nghĩ rằng một bên phải nên như thế nào, cũng không được tự động cho rằng "tôi kiếm ít nên tôi không cần phải bỏ ra".

Thu nhập ít hơn thì có thể bỏ ra ít hơn một chút, nhưng nó không có nghĩa là "không có trách nhiệm".

Thứ ba, bên kiếm được nhiều tiền hơn hãy chia sẻ về thu chi của mình để cả hai bên cùng đi đến một phương án quản lý tài sản chung của cả hai một cách hợp lý.

Điểm này vô cùng quan trọng, ví dụ, tiền cho việc học của con, tiền phòng thân nhỡ có chuyện gì xảy ra, đặt tài sản của cả hai vào một mục đích tốt, như vậy sẽ không cãi nhau vì những vấn đề không nên cãi nhau nữa.

Tam mao (nữ tác giả nổi tiếng người Đài Loan) và chồng cô Jose đã từng có một đoạn hội thoại vô cùng nổi tiếng như sau:

Jose: Có phải em nhất định phải gả cho người có tiền?

Tam Mao: Nếu nhìn không thuận mắt thì có là triệu phú cũng không lấy; còn nếu đúng ý thì tỷ phú cũng lấy.

Jose: Nói đi nói lại em vẫn muốn gả cho người có tiền.

Tam Mao: Cũng có ngoại lệ

Jose: Nếu gả cho anh thì sao?

Tam Mao: Vậy thì chỉ cần đủ tiền để ăn đủ no là được.

Jose suy nghĩ một lát: Em ăn có nhiều không?

Tam Mao: Không nhiều, không nhiều, sau này em còn có thể ăn ít hơn nữa.

Đối với một mối quan hệ mà nói, tiền quan trọng không? Tất nhiên là quan trọng.

Nhưng trong chuyện tình cảm, thứ quan trọng hơn đó là tiền không phải là yếu tố quyết định xem bạn có thể thu hút tôi hay không, nó cũng không phải là thứ cản trở tình cảm của tôi, chỉ có yêu và không yêu, đó mới là điều quan trọng.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Theo Như Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên