Thu nhập hơn 400 triệu/ năm, làm thế nào để sau 3 năm phải tiết kiệm được 1 tỷ?
Thay vì giảm mục tiêu hay kéo dài thời hạn tiết kiệm, hãy nghĩ đến việc tăng thêm nguồn thu.
- 30-05-2022Học 7 THÓI QUEN tiết kiệm này, cuộc đời tương lai nhất định giàu sang, có được lối sống đơn giản mà hạnh phúc
- 28-05-2022Cặp đôi chi 200 triệu VNĐ cải tạo căn nhà cũ bí bách: 3 bí quyết để tiết kiệm nhất
- 28-05-2022Người bận rộn đến mấy cũng có thể tiết kiệm tiền nhờ 1 quy tắc đơn giản: Ai cũng làm được, không bao giờ lo "cháy túi"
24 tuổi, tôi đã đi làm được hơn hai năm, tiền lương mỗi tháng hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu), thu nhập hàng năm có lẽ sẽ dao động khoảng 120.000 tệ (khoảng 417 triệu). Cũng giống như các cô các cậu Gen Z khác, tôi luôn tiêu hết tiền lương mình có và sau hai năm vẫn chưa dành ra được một khoản để tiết kiệm. Tuy nhiên, dạo gần đây, ý thức được tầm quan trọng của tiền tiết kiệm. Vì vậy, năm 24 tuổi, tôi đặt mục tiêu cho mình đến năm 27 tuổi phải tiết kiệm được 300.000 tệ (khoảng hơn 1 tỷ).
Theo mục tiêu dài hạn này, mục tiêu trung bình mỗi năm phải tiết kiệm được 100.000 tệ (khoảng 348 triệu), và mục tiêu ngắn hạn là tiết kiệm ít nhất 8.333 tệ/ tháng (khoảng 30 triệu). Nếu tính theo mức lương 10.000 tệ thì chắc chắn sẽ hơi khó để tiết kiệm hơn 8.000 tệ một tháng. Và là con gái, nhìn thấy quần áo đẹp là muốn mua, màu son mới ra hợp với màu da cũng muốn chốt đơn… Hơn nữa, tiền sinh hoạt hàng tháng hơn 1.600 tệ (khoảng hơn 5 triệu) là không đủ. Nói chung, muốn tiết kiệm theo mục tiêu này phải gọi là khó.
(Ảnh minh hoạ)
Nhưng, tốt nhất bạn không nên nghĩ đến việc hạ thấp mục tiêu tiết kiệm mà hãy nghĩ cách cải thiện năng lực để kiếm thêm cơ hội tăng lương và tăng thêm nguồn thu. Bởi đặt mục tiêu tiết kiệm không chỉ để tiết kiệm mà còn thôi thúc bạn cải thiện khả năng của mình. Sau đó, nếu bạn tiết kiệm được ít hơn 100.000 tệ trong năm đầu tiên, bạn sẽ nghĩ cách bù đắp vào năm thứ hai để bám sát kế hoạch tiết kiệm. Trong ba năm tiết kiệm theo kế hoạch, nếu bạn chăm chỉ học tập và nâng cao năng lực bản thân thì không thể nào lương của bạn không tăng. Và bạn cũng có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình vào cuối tuần để làm một số công việc bán thời gian hoặc freelance thì đây cũng là một khoản thu nhập thêm khá ổn.
Nhưng muốn đạt được mục tiêu tiết kiệm như vậy, bạn cần chú ý những vấn đề sau.
Đầu tiên, làm thế nào để tăng thêm thu nhập? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Trước hết, hãy tìm ra những điểm mạnh của bản thân và đưa chúng vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ, nếu bạn thích đọc sách, bạn có thể viết đánh giá sách vào thời gian rảnh rỗi. Nếu kỹ năng chụp ảnh tốt, trong những ngày lễ, tôi có thể cầm máy đi chụp ảnh theo concept rồi tính phí. Nấu giỏi vẽ trên laptop hoặc máy tính bảng, bạn có thể vẽ tranh rồi bán nó… Còn về cách tìm việc làm thêm, internet toàn năng sẽ hỗ trợ bạn 100%.
Thứ hai, làm thế nào để kiểm soát chi tiêu trong cuộc sống? Đừng để bản thân nhàn rỗi, bởi vì theo kinh nghiệm của tôi, con gái thích mua sắm bởi phần lớn họ dành rất nhiều thời gian chỉ để lướt xem các nền tảng bán hàng trực tuyến. Hoặc trước khi mua một cái gì đó, bạn cũng có thể dành hai phút để cân nhắc xem giá trị thực tiễn của nó thay vì mua bởi lý do “rẻ" nhưng không mang lại tác dụng gì.
(Ảnh minh hoạ)
Vấn đề thứ ba chính là làm thế nào để tiết kiệm an toàn và hiệu quả hơn? Phương pháp đầu tiên là làm sổ tiết kiệm. Bằng cách này, khi muốn rút tiền thì đích thân bạn phải đến quầy giao dịch để làm thủ tục, đôi khi điều này có thể khiến bạn xua tan đi ham muốn tiêu tiền của mình vì quá trình phải chờ đợi khá mất thời gian. Ngược lại, được đếm các con số trên sổ tiết kiệm sẽ cho bạn cảm giác thành tựu, chỉ muốn gửi thêm chứ không muốn rút ra nếu không cần thiết. Phương pháp thứ hai là đầu tư cố định vào các quỹ. Đặt thời gian đầu tư cố định là vài ngày sau khi trả lương hàng tháng, và ký quỹ ngay khi được trả lương. Phương pháp này không chỉ giúp bạn quản lý tài chính, mà lợi nhuận đầu tư cũng cao nếu như bạn biết cách chọn quỹ đầu tư.
Cuối cùng, tóm tắt về kế hoạch tiết kiệm: Tiết kiệm tiền là để có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai, nhưng không có nghĩa là bạn phải tự làm khổ mình ở thời điểm hiện tại. Trong quá trình tiết kiệm, bạn sẽ thấy được sự thay đổi của bản thân thông qua các kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn. Vậy nên, hãy tiết kiệm ngay khi có thể, càng sớm càng tốt.
Trí Thức Trẻ