Thứ nhỏ bé giúp Nga kiếm hàng chục tỷ USD sắp "hứng đòn", vì sao Ấn Độ lo sợ còn 1 nước EU phản đối gay gắt?
Lệnh cấm nhằm vào những viên kim cương Nga có trọng lượng từ 1 carat trở lên dự kiến sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng 5 tới.
- 18-04-2023Đại sứ Nga: Đan Mạch từ chối hợp tác với Nga điều tra vụ phá hoại Nord Stream
- 18-04-2023Bắc Kinh tung 'vũ khí bí mật', dầu Nga ồ ạt chảy vào Trung Quốc: Nước cờ khó ngờ mở toang cánh cổng tới phương Đông
- 17-04-2023Lạ lùng chiếc máy bay khổng lồ của Nga bị mắc kẹt tại Canada, phí đỗ đã lên tới gần 8 tỷ đồng
Tờ Economic Times (Ấn Độ) mới đây dẫn lời các nhà quản lý trong ngành kim cương Ấn Độ cho biết, Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với kim cương thô cỡ lớn có nguồn gốc từ Nga. Động thái này có khả năng đe dọa hàng triệu việc làm ở Ấn Độ, vốn là trung tâm cắt và đánh bóng đá quý lớn nhất thế giới.
Lệnh cấm nhằm vào những viên kim cương Nga có trọng lượng từ 1 carat trở lên, dự kiến sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, vào tháng 5 tới.
Theo hãng tin RT (Nga), thương mại kim cương của Nga cho đến nay đã tránh được các lệnh trừng phạt do sự phản đối từ các nhà nhập khẩu kim cương lớn như Bỉ - nơi có một trong những trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới. Brussels đã nhiều lần ngăn chặn các kế hoạch cấm vận của Liên minh châu Âu (EU), và cảnh báo rằng động thái này có thể khiến hàng nghìn người lao động bị mất việc làm.
Và bây giờ, một tương lai bất định chuẩn bị đe dọa hàng triệu người đang làm việc trong ngành công nghiệp đá quý ở Ấn Độ.
Ấn Độ - trung tâm cắt và đánh bóng đá quý của thế giới
Vipul Shah - Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Đá quý & Trang sức Ấn Độ (GJEPC) - cho biết: “Chúng tôi đã nghe từ các nguồn tin khác nhau rằng sẽ có các biện pháp trừng phạt mới và nó sẽ bắt đầu với những viên kim cương cỡ lớn. Tuy nhiên, chúng tôi không biết các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng dưới hình thức nào. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc làm của các công nhân kim cương ở Surat cũng như ở Saurashtra, Amreli và Bhavnagar.”
Theo hãng tin RT, cứ 10 viên kim cương trên thế giới thì có 9 viên được cắt và đánh bóng tại một trung tâm ở Surat, miền tây Ấn Độ, nơi ước tính có khoảng 3 triệu người sống dựa vào ngành này.
Hiện tại, Ấn Độ vẫn có thể tự do xuất khẩu kim cương thô có nguồn gốc từ Nga sang Mỹ và các nước G7 khác miễn là chúng đã được chế tác cơ bản. Sau khi chế tác, mã hệ thống - một dãy số gồm 6 chữ số - được sử dụng để truy xuất nguồn gốc kim cương trong thương mại xuyên biên giới cũng thay đổi theo.
Theo hãng tin RT, công ty khai thác khoáng sản khổng lồ Alrosa của Nga là nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới và chiếm 30% trong tổng số 80 tỷ USD thương mại toàn cầu về kim cương thô .
Tháng 3 năm ngoái, Mỹ đã cấm nhập khẩu kim cương từ Nga; và một năm trước đó, Alrosa đã bị Mỹ, Anh, Canada và Australia đưa vào danh sách trừng phạt.
Nhưng EU đã loại công ty này khỏi gói trừng phạt tiếp theo vào tháng 10 năm ngoái sau khi Bỉ phản đối rằng họ sợ mất "hàng nghìn việc làm" do "một đòn giáng vào ngành kim cương của Nga" .
Thành phố Antwerp ở Bỉ là một trong những trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới. Thủ tướng Bỉ Alexander de Kroo từng lưu ý rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ chỉ dẫn đến thực tế là hàng xuất khẩu từ Nga sẽ được chuyển hướng qua các nước khác.
Theo hãng tin RT, lệnh trừng phạt có thể được đưa ra khi EU và G7 tìm cách truy vết kim cương Nga xuyên biên giới, với kế hoạch cho ra mắt một hệ thống theo dõi “khép kín” nhằm hạn chế hoạt động buôn bán kim cương của Nga.
G7 – bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Ý, Anh và Nhật Bản – đã cam kết vào tháng 2 để “cùng nhau thực hiện các biện pháp tiếp theo đối với kim cương Nga, bao gồm cả kim cương thô và kim cương đã đánh bóng… do nguồn thu đáng kể mà Nga thu được từ việc xuất khẩu [đá quý].”
Một người trong cuộc cho biết, các nhà quản lý trong ngành kim cương Ấn Độ đang đàm phán với các đại diện của G7 và đề nghị họ xem xét lại tình hình trước khi đưa ra quyết định.
Theo hãng tin RT, một số công ty trang sức nước ngoài, chẳng hạn như American Tiffany & Co và Signet Jewellers Ltd, đã từ chối mua đá quý của Nga. Đồng thời, nguồn cung cấp kim cương cho Ấn Độ cũng tăng lên từ đó.
Nhịp sống thị trường