Lạ lùng chiếc máy bay khổng lồ của Nga bị mắc kẹt tại Canada, phí đỗ đã lên tới gần 8 tỷ đồng
Chiếc máy bay chở hàng Antonov An-124 đã nằm im lìm tại sân bay Toronto Pearson suốt hơn 1 năm nay. Đây là dòng máy bay chở hàng khổng lồ và hiện chỉ có 26 chiếc trên toàn thế giới.
- 16-04-2023Hai nước đông dân nhất thế giới đã giải cứu dầu Nga và vô hiệu hóa lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào?
- 15-04-2023Trung Quốc mua dầu Nga giá 80 USD/thùng, nhưng Ấn Độ chỉ trả 35 USD, liệu Nga có "phân biệt đối xử’"?
- 14-04-2023Nắm giữ thứ 'vàng đen' Trung Quốc săn lùng, Nga vẫn ngậm trái đắng vì hố sâu chiến lược: Thỏa thuận thế kỷ tiêu tan?
Một chiếc máy bay của Nga đang bị mắc kẹt tại 1 sân bay ở Canada. Rơi vào tình cảnh có một không hai, hiện phí bãi đỗ của chiếc máy bay này đã lên tới 330.000 USD, và con số vẫn đang tăng lên theo thời gian.
Chiếc máy bay chở hàng Antonov An-124 đã nằm im lìm tại sân bay Toronto Pearson suốt hơn 1 năm nay. Là dòng máy bay chở hàng khổng lồ và hiện chỉ có 26 chiếc trên toàn thế giới, chiếc máy bay có sải cánh lên tới 240 feet (hơn 70m), lớn gấp đôi so với cảnh của 1 chiếc Boeing 737. Nó có thể chở tới 150 tấn hàng hóa.
Sau khi Nga bắt đầu đưa quân tới Ukraine đầu năm ngoái, Canada thực hiện chính sách cấm máy bay Nga đi vào không phận, khiến chiếc máy bay này mắc kẹt lại sân bay Toronto Pearson. Theo người phát ngôn của Bộ giao thông vận tải Canada, nước này không có ý định dỡ bỏ lệnh cấm.
Chiếc máy bay chở hàng khổng lồ hiện đang đỗ tại phía Đông của sân bay. Tổng tiền phí bãi đỗ đã lên đến 330.000 USD, sau khi tăng từ mức 55 cent mỗi phút trong năm ngoái lên 58 cent.
Bất chấp thu được khoản phí khổng lồ, những người quản lý sân bay Toronto Pearson vẫn luôn muốn chiếc máy bay này rời khỏi đây vì nó chiếm hết chỗ đỗ của những chiếc máy bay khác giữa các chuyến bay. Và tất nhiên đó là mong mỏi của Volga-Dnepr, hãng hàng không Nga sở hữu chiếc máy bay thậm chí còn không được phép tiến hành bảo dưỡng. Kết quả là chiếc máy bay đang nằm yên ở đó, rỉ sét theo thời gian vì bị nắng mưa và cả tuyết bào mòn.
Máy bay hạ cánh ở Toronto vào ngày 27/2/2022, chỉ 3 ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trước đó, nó đã tới Trung Quốc để giao một số thiết bị bảo hộ cá nhân. Canada đóng cửa không phận với những chiếc máy bay thuộc sở hữu của Nga trước khi nó có thể cất cánh.
Thực chất thì ban đầu những chiếc máy bay chở hàng Antonov An-124 đã được phát triển ngay tại Ukraine từ những năm 1980, khi Liên Xô chưa tan rã. Khoảng 55 chiếc đã được hoàn thành. Kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine, những chiếc do Ukraine sở hữu đã được đổi tên.
Hiện có tổng cộng 6 chiếc đang hoạt động tại các nước phương Tây, tỏng đó có 1 chiếc thuộc sở hữu của hãng hàng không UAE Maximus Air. 5 chiếc còn lại thuộc về Antonov Airlines của Ukraine. Từ sau xung đột, chúng được chuyển sang sân bay Leizig của Đức.
Theo Dan Morgan-Evans, giám đốc công ty Air Charter Service có trụ sở ở London, lệnh cấm vận máy bay Nga của phương Tây đã ảnh hưởng rất lớn đến những chiếc máy bay An-124. Ngoài vận chuyển các thiết bị to lớn của ngành dầu khí và các vệ tinh, những chiếc An-124 của Ukraine còn được sử dụng để vận chuyển những thiết bị như máy phát điện tới Warsaw và các thành phố khác ở gần biên giới Ukraine.
Năm ngoái, một trong số chúng đã chuyển các vệ tinh viễn thông nặng 66 tấn của Thổ Nhĩ Kỳ từ Tolouse (Pháp) tới Florida (Mỹ). Các thiết bị này được sử dụng bởi SpaceX.
Morgan-Evans cho biết những chiếc máy bay An-124 thường rất bận rộn và những công ty muốn sử dụng chúng phải đặt trước nhiều tuần.
Tham khảo Wall Street Journal
Nhịp sống thị trường