Thứ rau cực bình dân nhưng được ví như "sâm Nam" của người Việt: Nhà bạn ngày nào cũng ăn
Được ví như "sâm Nam" của người Việt, rau muống rất dễ trồng và được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn. Nhưng ít ai biết tới tác dụng chữa bệnh, bổ dưỡng của loại rau này.
- 08-12-2018Phản tác dụng khi bảo quản những thực phẩm này trong tủ lạnh
- 08-12-2018Cơ thể con người có loại chất béo kì lạ có thể giúp giảm cân: Làm sao để tăng lượng chất béo này lên?
Dọn dẹp sạch bộ máy tiêu hóa
Theo y học cổ truyền rau muống có vị ngọt, tính hơn lạnh nhưng khi chế biến (nấu canh, xào) rau sẽ giảm đi tính hàn. Rau muống đi vào các kinh tâm, can, đại trường, tiểu trường có tác dụng chỉ huyết, thông đại tiện, lợi thủy, giải độc, thanh nhiệt…
Ths. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết rau muống là loại rau dân dã dễ trồng, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian dùng rau muống làm thuốc và bồi bổ thì nó được ví chẳng kém gì sâm.
Rau muống có tác dụng thông đại tiện (nhuận tràng) vì vậy người bị táo bón ăn rau muống luộc và nấu canh sẽ giúp đại tiện rất dễ dàng. Trong 100 gram rau muống có tới 1000 mg chất xơ, do hàm lượng chất xơ cao ăn rau muống sẽ giúp "dọn dẹp" ruột sạch hơn.
Rau muống giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, ảnh minh họa.
Dùng rau muống với liều để chữa các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa như sau:
Đau dạ dày, trào ngược dạ dày: rau muống, cỏ mực, rau má, rau sam mỗi loại 20g thêm 12g vỏ quýt khô. Tất cả các vị rửa sạch, cho vào ấm sắc 3 bát nước lấy một bát, chia lần uống/ ngày, uống khi đói. Thuốc dùng trong 7 ngày liên tục.
Trị táo bón: Rau muống luộc, xào, nấu canh ăn hàng ngày
Hỗ trợ chữa kiết lỵ: Dùng khoảng 400g rau muống bỏ lá, cho thêm vỏ quýt khô, sắc nhỏ lửa, chia lần lần uống trong ngày. Dùng thuốc 3 ngày thì dừng.
Hỗ trợ trị kiết lỵ do thấp nhiệt: Rau muống 400g bỏ lá, rửa sạch thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) cho 3 bát nước vào ấm, đun nhỏ lửa, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày
"Thường xuyên ăn rau muống rất tốt cho người bị thiếu sắt, vì trong rau có nhiều vitamin nhóm B. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng tạo ra các tế bào máu cho cơ thể.
Phụ nữ đang mang thai, người mới ốm, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn rau muốn để bổ sung thêm sắt từ loại rau này", Lương y Vũ Quốc Trung nói.
Hỗ trợ giúp gan thải độc
Còn theo Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình không chỉ tại Việt Nam rau muống được sử dụng làm thuốc, ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc loại rau này cũng là món ăn, bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Tại Ấn Độ rau muống được dùng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh lý về gan. Trong rau muống có các chất chống oxy hóa chống lại các chất gây hại, loại bỏ các chất độc tác hại đến gan.
"Theo kinh nghiệm chữa bệnh rau muống có tính thanh nhiệt, giải độc. Do có đặc tính này cho nên, khi bị ngộ độc nhẹ nhân dân thường giã rau muống lấy nước uống. Các chất oxy hóa có trong rau muống sẽ hỗ trợ gan trung hòa bớt đi độc tố của thức ăn", Lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Rau muống chữa được nhiều chứng bệnh, ảnh minh họa.
Nước rau muống sống còn giúp giảm sốt, giảm ho, bớt rôm sảy cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi dùng rau muống sống làm thuốc cần phải lưu ý rau muống phải an toàn, rửa sạch trước khi dùng.
Tốt phòng ngừa loãng xương
Trong 100g rau muống, có tới 100 mg caxi tốt để phòng ngừa loãng xương. Đây là loại rau thích hợp cho mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già. Bời vì, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của con người canxi đều rất quan trọng.
"Trẻ nhỏ nên dùng rau muống quấy bột ăn giúp chống còi xương. Thanh thiếu niên đang tuổi lớn ăn rau muống thường xuyên giúp hỗ trợ xây dựng hệ xương vững chắc. Người trung niên, người già ăn rau muống giúp hỗ trợ phòng ngừa chứng loãng xương",Lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Rau muống còn được dùng chữa các vết thương bị hoại tử, vết thương rộng vì dùng rau muống sẽ nhanh chóng lên da non và liền sẹo.
Một số bài thuốc hay từ rau muống
Đại tiểu tiện ra máu, trĩ: Dùng nước cốt rau muống thêm mật uống trong ngày.
Phụ nữ khí hư nhiều: Rễ rau muống 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà ăn và uống nước.
Ngứa ngoài da: Giã nát rau muống và cây vòi voi bôi lên vết thương.
Giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.
Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.
Trí thức trẻ