Thử thách bản thân đọc 100 cuốn sách trong 1 tháng, cả tâm trí bỗng có nguồn năng lượng thay đổi khác hẳn, trở nên minh mẫn, hiểu biết và thông tuệ hơn
Là những người đàn ông giàu nhất thế giới đồng nghĩa với việc bận rộn nhất nhì thế giới, thế nhưng Warren Buffett vẫn đọc 600 – 1.000 trang sách mỗi ngày, Bill Gates cũng thường đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm. Duy trì một thói quen đọc tốt đã giúp họ trở thành những tỷ phú xuất sắc nhất hành tinh.
- 11-06-201950 tuổi, người về hưu an dưỡng tuổi già, kẻ "khởi nghiệp" từ tay trắng bỗng thành triệu phú: Chẳng bao giờ là quá muộn để thành công!
- 09-06-2019Thói quen là "phong thủy" tốt nhất của sự nghiệp, có thể trở nên giàu có hay không, đọc vị 3 thói quen này là biết
- 02-06-2019Bị yêu cầu "Tát sếp 1 cái để đổi ngay 1 tỷ", không ai dám làm nhưng nữ nhân viên này chỉ bình thản hỏi sếp 1 câu, sau đó cô được đề bạt làm cánh tay đắc lực nhất
100 cuốn sách trong 30 ngày
Therese, một quản lí về mảng phát triển kinh doanh ở Berlin, Đức, đã đặt mục tiêu cho mình là đọc 100 cuốn trong vòng 1 tháng như thử thách cho bản thân. Trước khi bắt đầu, cô cũng như mọi người, phần lớn thời gian đều tiêu tốn vào các phương tiện truyền thông, đặc biệt thích xem các chương trình trên Netflix mà không có thói quen đọc sách.
Therese chia sẻ rằng: "Từ những ngày đầu thậm chí không thể đọc hết một cuốn sách 320 trang đơn giản, tôi dần dần luyện cho mình khả năng có thể đọc hết 3 cuốn/ngày một cách nghiêm túc. Trước đó, công việc của tôi ngốn quá nhiều sức lực, cả thể chất lẫn tinh thần, vì thế, rời công việc về nhà là dường như đầu óc tôi không tập trung được vào việc gì. Nhưng từ khi bắt đầu thử thách đọc sách này, trí não tôi vừa được thư giãn vừa có thể tiếp tục làm việc mà không quá áp lực. Giống như được tiếp thêm rất nhiều năng lượng và sự minh mẫn".
Cô tiếp thu được khá nhiều điều thú vị, ví dụ như trong quyển Predictably Irational (tạm dịch: Phi lý trí), tác giả Dan Ariely cho rằng: Nếu đi ăn tối với một nhóm bạn thì chúng ta nên gọi món của mình đầu tiên, như thế, chúng ta sẽ vui vẻ hơn với lựa chọn của mình, không cần đợi người này người kia gọi rồi mình lại phân vân không nên biết gọi món gì, đến khi món không ngon lại trách bạn.
Therese dần nhận ra, thay vì lãng phí thời gian mình có vào những thứ vô bổ, cô lại có cơ hội tự thay đổi bản thân mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Đó là cơ hội mà những cuốn sách đem lại. Cùng với đó, cô học cách bớt tiếp xúc dần với mạng xã hội, dành thời gian vào những việc thực tế khác để được trải nghiệm nhiều hơn.
“Sách không chỉ giúp tôi thay đổi thói quen sống, mà còn giúp tôi phát triển trí tuệ và hiểu biết sâu rộng hơn xưa rất nhiều”.
Không có thành công nào đến từ sự hời hợt
Trong vài năm qua, người ta cho rằng vai trò của việc học tập đã không còn quá quan trọng nữa khi nhìn vào những tấm gương thành công của Bill Gates, của Jack Ma, hay Warren Buffett. Một giảng viên tài chính đã trò chuyện với nhiều sinh viên tại một buổi giao lưu như sau:
Sinh viên hỏi: "Thưa thầy, em muốn được thành công Bill Gates thì phải làm thế nào?"
Giảng viên hỏi lại: "Em có biết ông ấy thành lập công ty nào không?"
Sinh viên: "Em biết, đó là Microsoft ạ."
Giảng viên: "Vậy em có biết Bill Gates đã học trường nào không?"
Sinh viên: "Ông ấy từng học Harvard, nhưng đã bỏ học giữa chừng. Cho nên người có năng lực thì không nhất thiết phải học đại học nữa đúng không thầy?"
Giảng viên: "Vậy em có biết ai là người hợp tác đầu tiên với Bill Gates hay không?
Sinh viên: "Dạ... "
Giảng viên: "Là IBM. Em có biết tại sao IBM hợp tác với một công ty nhỏ bé vừa thành lập hay không? Vì mẹ của Bill Gates là Chủ tịch ủy ban điều hành United Way toàn quốc, người đã trực tiếp giới thiệu con trai với Giám đốc IBM."
Sau khi bạn sinh viên đó ngồi xuống suy ngẫm, một người khác lại đứng lên hỏi giảng viên nọ rằng:
"Thưa thấy, vậy còn Warren Buffett thì sao ạ?"
Giảng viên cười: "Em có biết tỷ phú Buffett bắt đầu đầu tư chứng khoán từ năm bao nhiêu tuổi không?"
Sinh viên: "Là 11 tuổi ạ."
Giảng viên: "Đúng thế, vậy em nghĩ tại sao một đứa trẻ 11 tuổi có thể mua cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ?"
Sinh viên: "Dạ... "
Giảng viên: "Đó là bởi vì cha ông ấy là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ."
Điều mà giảng viên muốn nói ở đây không phải vấn đề xuất thân, bàn đạp hay bệ phóng tương lai đến từ cha mẹ chúng ta, mà là hoàn cảnh của mỗi người mỗi khác, bạn không thể lấy thành quả của người ta để áp đặt lên bản thân mình. Có rất nhiều ngoại lực có thể tác động đến tương lai của một người, nhưng chỉ có duy nhất một thứ để lại ảnh hưởng sâu rộng nhất, đó chính là: Tiềm lực nội tại. Chẳng có gì tồn tại với bạn mãi mãi, trừ những tri thức và kinh nghiệm bản thân tích lũy trong đầu.
Đến các tỷ phú lớn như Warren Buffett, Bill Gates hay Mark Zuckerberg vẫn dành phần lớn thời gian mỗi ngày để đọc sách mở rộng hiểu biết, cũng là cách đặt ưu tiên vào những thứ mang lại thành công nhất cho họ. Warren Buffett từng nói rằng: "Tôi thường ngồi trong văn phòng và đọc hầu như tất cả mọi ngày. Dù cho bạn ở giai đoạn nào của cuộc đời, không ngừng học hỏi và bạn sẽ thành công."
Tất nhiên, mỗi cuốn sách đều sẽ mang lại cho bạn những kiến thức, lợi ích nhất định và bạn nên cố gắng thử đọc sách thuộc nhiều thể loại khác nhau. Thế nhưng, nếu đọc xong 3 chương đầu của cuốn sách mà bạn vẫn cảm thấy không hứng thú gì thì nên chuyển ngay sang một cuốn sách khác. Nếu bạn chỉ đọc sách vì mục đích giải trí, bạn sẽ là một trong 99% người bình thường của thế giới. Ngược lại, nếu bạn đọc sách để học tập và tích lũy kiến thức, bạn đang trên đường gia nhập vào danh sách 1% những người giàu nhất thế giới.