MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thứ tiếng nằm trong top ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới nhưng điểm chuẩn đầu vào không quá cao, thu nhập có thể lên đến gần 40 triệu/tháng!

25-04-2023 - 05:32 AM | Sống

Thứ tiếng nằm trong top ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới nhưng điểm chuẩn đầu vào không quá cao, thu nhập có thể lên đến gần 40 triệu/tháng!

Cơ hội cho những ai thuần thục ngôn ngữ này là rất lớn.

Là một trong những ngôn ngữ "lớn" trên thế giới, ước tính tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu. Tiếng Đức được dạy phổ biến thứ ba tại cả Hoa Kì và EU và là ngôn ngữ sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học. Một phần mười số sách trên thế giới được phát hành bằng tiếng Đức.

Con người, ngôn ngữ và truyền thống tạo ra một văn hóa thống nhất tại nước Đức. Vậy nên hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ yêu mến và bắt đầu theo học tiếng Đức hơn, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định là tiếng Đức có thể được dạy là ngoại ngữ 1 từ bậc Tiểu học.

Thứ tiếng nằm trong top ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới nhưng điểm chuẩn đầu vào không quá cao, thu nhập có thể lên đến gần 40 triệu/tháng! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngành Ngôn ngữ Đức là gì?

Ngành Ngôn ngữ Đức là ngành đào tạo những cử nhân ngôn ngữ Đức có kiến thức tương đối rộng về ngữ pháp từ vựng tiếng Đức, có thể sử dụng tiếng Đức một cách thành thạo trong giao tiếp và trong công việc; có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Đức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, kinh tế và du lịch.

Một số môn học nếu bạn theo học ngành Ngôn ngữ Đức như: Lịch sử văn học Đức, Thực hành tiếng  tổng hợp, Ngôn ngữ học tiếng Đức, Từ vựng học tiếng Đức, Ngữ nghĩa học tiếng Đức, Văn học đức, Đất nước học Đức...

Các trường đào tạo ngành ngôn ngữ Đức và điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT 2022 như sau: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (32,83 điểm); Đại học Hà Nội (33,48 điểm);  ngành học; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -  Đại học Quốc gia TP.HCM (21,5 - 23,5 điểm tùy từng tổ hợp, hệ học)... Như vậy, chỉ cần đặt trung bình 7,5 - 8,5 mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển là bạn có thể trúng tuyển, so với ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Hàn... tiếng Đức thấp hơn khá nhiều.

Thứ tiếng nằm trong top ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới nhưng điểm chuẩn đầu vào không quá cao, thu nhập có thể lên đến gần 40 triệu/tháng! - Ảnh 2.

Đại học Hà Nội

Sau khi ra trường, sinh viên có thể có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong các lĩnh vực sau đây: (1) Giảng dạy tiếng Đức; (2) Biên, phiên dịch tiếng Đức, công tác biên tập tại các nhà xuất bản; (3) Tham gia các tổ chức phi chính phủ về văn hóa, giáo dục; (4) Làm việc tại các công ty du lịch, văn phòng đại diện, trung tâm xúc tiến thương mại, công ty Đức tại Việt Nam; (5) Nghiên cứu ngôn ngữ Đức, nghiên cứu văn hóa, lịch sử nước của Đức và của các quốc gia nói tiếng Đức; (6) Nghiên cứu về những vấn đề khu vực học, quốc tế học dựa trên những kiến thức về ngôn ngữ Đức và văn hóa của các quốc gia nói tiếng Đức...

Nên học tiếng Đức ở Đại học hay thi chứng chỉ tiếng Đức?

Tương tự như những IELTS, TOEIC, TOEFL,… với tiếng Anh, khi bạn cần chứng minh trình độ tiếng Đức của mình để đăng kí vào các trường dự bị đại học hay đại học hoặc các trường dạy nghề trên toàn nước Đức, bạn cũng có vô vàn chứng chỉ để lựa chọn như: chứng chỉ tiếng Đức của viện Goethe (Goethe Institut); DSH (Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang); TestDaf (Test Deutsch als Fremdsprache); TELC (The European Language Certificates)...

Tại Việt Nam, chứng chỉ tiếng Đức của viện Goethe là chứng chỉ phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Chứng chỉ tiếng Đức của viện Goethe là chứng chỉ theo khung chuẩn 6 bậc ngoại ngữ bao gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Cấu trúc bài thi gồm có 4 phần: Nghe, nói, đọc, viết. Tùy theo cấp độ mà thời gian cũng như độ khó sẽ khác nhau.

Thứ tiếng nằm trong top ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới nhưng điểm chuẩn đầu vào không quá cao, thu nhập có thể lên đến gần 40 triệu/tháng! - Ảnh 3.

Viện Goethe là Viện Văn hóa của Cộng Hòa Liên bang Đức hoạt động trên toàn thế giới và Viện Goethe Hà Nội cũng nằm trong số đó

Đến đây, nhiều người chắc hẳn sẽ thắc mắc nên học tiếng Đức chuyên sâu ở trường Đại học hay chỉ cần luyện thi chứng chỉ tiếng Đức ở trung tâm là ổn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người nên chọn cách thức phù hợp.

Nếu bạn mong muốn học tiếng Đức để phục vụ công việc, hay học tiếng để thi chứng chỉ ngoại ngữ và làm hồ sơ du học thì có thể cân nhắc việc ôn thi lấy chứng chỉ tiếng Đức. Tuy nhiên, nếu công việc cần tiếng Đức chuyên ngành chuyên sâu, dịch thuật, biên phiên dịch, dịch cabin thì bạn nào có bằng đại học ngoại ngữ được đánh giá cao hơn. Hơn nữa, học đại học không chỉ học kiến thức mà còn được trau dồi rất nhiều kỹ năng khác như: Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, tư duy phân tích...

Những ai phù hợp học ngành này?

Học một ngôn ngữ mới cần rất nhiều thời gian. Nhưng theo nghiên cứu của Học viện Dịch vụ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có nhiều ngôn ngữ mà người Mỹ có thể học và thành thạo chỉ  một năm, trong đó có tiếng Đức. Trong bốn thang độ từ 1 đến 4, tiếng Đức chỉ xếp ở số 2, nghĩa là ở mức trung bình - dễ. Trong khi đó tiếng Việt xếp ở vị trí số 3, còn tiếng Nhật, Trung, Hàn, Ả Rập là những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới (tương đương ở mức 4)

Còn trong một cuộc nghiên cứu mang tên The Power Language Index (Chỉ số ngôn ngữ quyền lực, viết tắt PLI) của Tiến sĩ Kai L. Chan - thành viên xuất sắc tại INSEAD, đồng thời cũng là giảng viên tại Đại học Toronto và Concordia chỉ ra rằng, tiếng Đức hiện nay nằm trong top 10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới (xếp ở vị trí thứ 7). Thậm chí đến năm 2050, tiếng Đức vẫn giữ được vị thế của mình khi vẫn nằm ở vị trí số 7 trong top 10 ngôn ngữ "quyền lực" nhất thế giới.

Thứ tiếng nằm trong top ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới nhưng điểm chuẩn đầu vào không quá cao, thu nhập có thể lên đến gần 40 triệu/tháng! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Trong cuốn Through The Language Glass – Why The World Looks Different In Other Languages (Tạm dịch: Qua tấm kính ngôn ngữ – Tại sao thế giới trông khác biệt trong các ngôn ngữ khác) của Guy Deutscher, có nói:

"Ngữ pháp của một số ngôn ngữ không đủ logic để diễn đạt những ý kiến phức tạp. Nhưng tiếng Đức thì khác, nó là một phương tiện lí tưởng cho việc hình thành những tri thức triết học chính xác nhất. Tiếng Đức cũng là một ngôn ngữ đặc biệt có thứ tự tổ chức, đó là lí do tại sao người Đức lại có tư duy hệ thống chặt chẽ như vậy…".

Để có thể theo học tập và làm tốt những công việc liên quan đến chuyên ngành Ngôn ngữ Đức, các bạn sinh viên cần có những tố chất sau:

- Là một người có niềm đam mê, yêu thích ngôn ngữ nước ngoài và đặc biệt là tiếng Đức. Luôn nhiệt huyết, hào hứng trong việc tìm hiểu, học tập về những gì liên quan đến lịch sử, văn hóa, con người nước Đức và những quốc gia nói tiếng Đức.

- Người học đòi hỏi phải có các đức tính như tỉ mỉ, cần cù, nhẫn nại. Một người hướng ngoại, thích giao tiếp, tự tin khi tiếp xúc với người khác nhất là với người nước ngoài.

- Muốn được thử sức bản thân trong một môi trường làm việc nước ngoài chuyên nghiệp, đẳng cấp với mức thu nhập khủng được tính bằng USD. Theo thống kê, mức lương cho những ai thuần thục ngôn ngữ này rơi vào khoảng 8 - 15 triệu đồng. Nếu đã có nhiều kinh nghiệm thì mức lương có thể nâng lên hàng chục có khi là hàng trăm triệu mỗi tháng. 

Thu nhập cho những ai biết tiếng Đức là rất lớn

Tổng hợp

Theo Đông

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên