MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Sức ép điều hành kinh tế thời gian tới rất lớn

“Với nền kinh tế quy mô khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chịu ảnh hưởng lớn từ tác động bên ngoài như Việt Nam; điều hành thế nào, ứng biến ra sao trước mỗi biến động thị trường là điều không đơn giản. Chúng ta phải biết cách ứng biến trong vạn biến”, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phương - cho hay.

Phát biểu tại diễn đàn cấp cao cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ hai - năm 2024 diễn ra chiều 6/6, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nhận định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đặc biệt, tình hình đăng ký doanh nghiệp chuyển biến tốt trong tháng 5 vừa qua. Gần 20.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 10,6% so với cùng kỳ, gấp 1,7 lần số rút lui. Tính chung 5 tháng, số doanh nghiệp “khai sinh” đã nhiều hơn “khai tử”.

Dựa trên những kết quả đạt được và đánh giá xu hướng thời gian tới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay. Dù kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, nhưng ông Phương cho rằng với những khó khăn nội tại, tình hình thế giới, khu vực thì sức ép điều hành kinh tế thời gian tới rất lớn.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Sức ép điều hành kinh tế thời gian tới rất lớn- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương băn khoăn về áp lực lạm phát , tỷ giá gia tăng; sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức; sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; cầu tiêu dùng tăng thấp…Thị trường bất động sản dù có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực, nhưng vẫn tồn tại khó khăn, cần quan tâm xử lý. Tăng trưởng tín dụng chưa cao, 5 tháng mới đạt 2,41%, tiếp cận vốn còn khó khăn.

“Với nền kinh tế quy mô khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chịu ảnh hưởng lớn từ tác động bên ngoài như Việt Nam; điều hành thế nào, ứng biến ra sao trước mỗi biến động thị trường là điều không đơn giản. Chúng ta phải biết cách ứng biến trong vạn biến”, ông Phương đặt vấn đề.

Để nền kinh tế có thể về đích với kế hoạch năm nay, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, làm mới các động lực truyền thống về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; tận dụng cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược cũng là giải pháp quan trọng.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - cho rằng, các động lực tăng trưởng đang phục hồi, dù không đồng đều. " Tín dụng hiện nay tăng 2,41%, thấp hơn so với mức 3,27% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, điều này phù hợp với sức cầu của nền kinh tế", ông Lực nói.

Theo ông Lực, lạm phát có thể nhích nhẹ trong thời gian tới, tuy nhiên sẽ bình ổn. Nhóm phân tích của Viện đào tạo nghiên cứu BIDV dự báo chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm nay ở mức 3,5-4%. Lãi suất điều hành đi ngang từ nay đến cuối năm.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Sức ép điều hành kinh tế thời gian tới rất lớn- Ảnh 2.

Nhiều dự báo tăng trưởng GDP năm nay 6-6,5%.

Tuy nhiên, ông Lực cũng lưu ý một số thách thức như du lịch (nhất là quốc tế) phục hồi mạnh nhưng sức chi tiêu còn yếu. Sản xuất công nghiệp phục hồi chưa vững chắc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do vấn đề pháp lý, môi trường kinh doanh; vốn đầu tư tư nhân thận trọng.

Ông Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - cho rằng, kinh tế vĩ mô Việt Nam những tháng đầu năm có xu hướng tích cực. Ông Phước dự báo, tỷ giá sẽ hạ nhiệt sớm hơn kỳ vọng của thị trường, không vượt quá mức 26.000 đồng/ USD .

Theo Việt Linh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên