MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thứ trưởng muốn minh định rõ 'made in Việt Nam'

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã dẫn ra câu chuyện thực tế khi nói chuyện với các doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội, ngành hàng quanh chủ đề “Xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh hội nhập” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức, ngày 21-9.

Ông Khánh cho rằng 10 năm trước doanh nghiệp (DN) dè dặt gắn nhãn mác Việt Nam lên sản phẩm hàng hóa, vì như thế hàng hóa sẽ khó bán do uy tín hàng hóa trong nước chưa cao. Nên lúc đó quảng bá hàng này sản xuất tại Việt Nam thì không mang lại giá trị gia tăng nào cho DN, thậm chí phản tác dụng. Thế nên muốn gia tăng giá trị tiếp thị thì phải kèm thêm dòng chữ như hàng chất lượng cao hay xuất khẩu,…

Tuy nhiên, những năm gần đây gió đổi chiều, hàng hóa trong nước đa dạng hơn, bao bì mẫu mã đẹp hơn, đồng thời chất lượng nâng cao. Theo đó hàng hóa gắn chữ sản xuất tại Việt Nam mang lại giá trị tiếp thị tốt hơn, chiếm được lòng tin người tiêu dùng.

Thứ trưởng Khánh cho rằng từ chỗ ngại gắn chữ sản xuất tại Việt Nam thì DN chuyển sang trạng thái tự tin khi gắn chữ sản xuất tại Việt Nam. Thậm chí hàng không sản xuất tại Việt Nam cũng gắn chữ sản xuất tại Việt Nam để dễ bán.

Thứ trưởng muốn minh định rõ made in Việt Nam  - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp góp ý cho dự thảo . Ảnh: P.ĐIỀN

Tuy nhiên, khi chiếm được lòng tin khách hàng thì từ đây phát sinh một vài vụ việc, điển hình vụ Khaisilk dán vào khăn lụa sản xuất tại Việt Nam nhưng sau đó bị phát hiện không phải như thế. Vì góc độ người tiêu dùng, chúng ta muốn biết trung thực sản phẩm chúng ta mua nên khi họ làm không trung thực thì chúng ta không thích. Đồng thời gần đây có một số vụ việc khác, phát sinh ra nhu cầu như thế nào là hàng hóa Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.

Ông Khánh phân tích, với vụ Khaisilk đã rõ ràng nhưng với những trường hợp khác có giá trị của Việt Nam trong đó thì cần minh định giá trị của Việt Nam bao nhiêu thì chúng ta công nhận sản phẩm đó sản xuất tại Việt Nam thì cần có công cụ định lượng, định tính. Như vậy không để một DN chịu oan, không để người tiêu dùng nhận thông tin không chính xác về sản phẩm.

"Thực tiễn đặt ra cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào được coi là hàng Việt Nam , như thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam. Sự cấp thiết như vậy nên cần có thông tư nhằm điều chỉnh những quy định đúng sai, hiểu đúng và DN mạnh dạn gắn nhãn mác vào sản phẩm" - ông Khánh nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, dự thảo thông tư thảo sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ có phạm vi rất rộng, bao gồm bảo vệ uy tín các mặt hàng của Việt Nam; bảo vệ quyền thông tin chính xác của người tiêu dùng; người bán hàng; bảo vệ DN chân chính và giảm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Qua đó kêu gọi sự tuân thủ của DN với chi phí thấp nhất, thậm chí tuân thủ bằng 0 là tốt nhất, giúp cho chúng ta chính xác chứ không tạo thêm chi phí.

Ông Khánh cũng khẳng định Nhà nước không cấp một chứng chỉ xác nhận nào cho DN về hàng hóa Việt Nam, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, mà để DN tự giác, tự tuân thủ để ghi nhãn mác lên sản phẩm của mình, theo hiểu biết của họ.

Thứ trưởng muốn minh định rõ made in Việt Nam  - Ảnh 2.

Đại diện các hiệp hội cho rằng dự thảo rất rõ ràng nhưng băn khoăn về cách hiểu và tên gọi " made in Việt Nam". Ảnh: P.ĐIỀN

"Quan điểm của tôi đây là dự thảo thông tư, không phải là công cụ để thanh tra, kiểm tra hoạt động DN. Công cụ này sử dụng khi có nghi vấn DN nào đó ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không đúng, thì mới làm rõ" - ông Khánh nhấn mạnh.

Trước ý kiến băn khoăn của các ngành dệt may, thực phẩm, cơ khí về cách hiểu về hàng hóa Việt Nam, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, đồng thời đại diện các hiệp hội, ngành hàng kiến nghị khi kiểm tra hoạt động DN đảm bảo không phát sinh chi phí thủ tục hành chính.

Ông Khánh phân giải hiện rất khó xác định 100% sản phẩm sản xuất tại một nước nào đó, ngoại trừ khoáng sản,... Còn theo thông lệ quốc tế, giá trị tạo ra trên lãnh thổ nào đó thì được gọi sản xuất tại quốc gia, lãnh thổ đó. Chẳng hạn lĩnh vực dệt may thì cắt và may tại Việt Nam thì được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Dù có tính cấp bách như vậy nhưng ý kiến phản biện, góp ý còn hạn chế, chứ chưa nhận được góp ý từ các hiệp hội.

Tiêu chí để xác định thế nào hàng hóa Việt Nam

Thứ nhất là xuất xứ thuần túy gồm cây trồng, động vật sống, khoáng sản; thứ hai xuất xứ không thuần túy gồm chuyển đổi mã số hàng hóa, hàm lượng giá trị gia tăng.

Các yếu tố không được coi là hàng hóa của Việt Nam

Gia công, chế biến đơn giản; bao bì, phụ kiện, phụ tùng và yếu tố gián tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất.

Yếu tố được coi là hàng hóa Việt Nam (tỉ lệ linh hoạt nguyên liệu) có thể áp, trong ngành giày da. Trong đó trị giá tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã hàng hóa không được vượt quá 15% giá xuất xưởng của hàng hóa.

Dự thảo về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam

Theo Phong Điền

PLO

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên