Thủ tướng Ấn Độ cảnh báo bệnh "nấm đen" là thách thức tiếp sau Covid-19
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 21/5 cảnh báo bệnh ‘nấm đen’ hay còn gọi là bệnh Mucormycosis là thách thức tiếp theo, sau đại dịch Covid-19.
- 20-02-2021Mark Zuckerberg 'chọc giận' cả thế giới: Thủ tướng Úc nói nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà lãnh đạo gồm Ấn Độ, Pháp, Anh, riêng Canada tuyên bố sắp áp dụng luật tương tự lên Facebook
- 15-01-2020Thủ tướng Ấn Độ không từ bỏ tham vọng hợp tác với ASEAN sau khi rời RCEP
- 30-07-2019Sau ông Obama, Thủ tướng Ấn Độ theo chân Bear Grylls thử sinh tồn trong vùng hoang dã
- 19-03-2019Đối đầu quân sự với Pakistan giúp Thủ tướng Ấn Độ lật ngược thế cờ trong cuộc bầu cử tốn kém nhất hành tinh
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 mắc nhiễm trùng nấm trong cả nước, đặt ra áp lực mới với hệ thống y tế Ấn Độ.
Lời cảnh báo được thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra ngày 21/05 trong buổi tương tác trực tuyến với các bác sỹ, nhân viên y tế và lao động làm việc trong khu vực y tế tại thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh. Thủ tướng Ấn Độ yêu cầu ngành y tế cần phải cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với dịch bệnh mới này.
Ông Modi nói: “Trong cuộc chiến hiện tại với đại dịch Covid-19, thách thức mới từ bệnh "nấm đen" đã nổi lên. Chúng ta phải tập trung vào việc phòng ngừa và chuẩn bị để đương đầu với căn bệnh mới này".
Tại buổi họp, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan cho biết, sự lây lan của dịch bệnh “nấm đen” - một biến chứng hậu Covid-19 là điều đáng lo ngại. Chính phủ Ấn Độ đang tăng cường sản xuất loại thuốc chuyên điều trị bênh này. Các địa phương cần phải xếp bệnh "nấm đen" vào danh sách phải khai báo để theo dõi tình hình dịch bệnh.
Trên quan điểm y học, giám đốc Viện Khoa học Y tế toàn Ấn (AIIMS) Randeep Guleria cho biết số ca nhiễm nấm đang có xu hướng gia tăng trong số các bệnh nhân Covid-19 tại nhiều bang của Ấn Độ. Bệnh tiểu đường mất kiểm soát cùng với Covid-19 đã tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh Mucormycosis.
Cụ thể hơn, chuyên gia này cho biết, việc gia tăng sử dụng thuốc steroid để điều trị Covid-19 trong đợt dịch thứ hai này là nguyên nhân chính dẫn tình trạng này. Và việc sử dụng steroid khi không được chỉ định với bệnh nhân thể nhẹ hoặc ở giai đoạn sớm có thể gây nhiễm trùng thứ phát. Những người dùng steroid liều cao khi không được chỉ định có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và nguy cơ cao mắc bệnh Mucormycosis.
Ông Guleria đưa ra khuyến cáo với các bệnh nhân Covid-19. Thứ nhất kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Những người đã hoặc đang điều trị Covid-19 bằng thuốc steroid phải giám sát lượng đường trong máu thường xuyên, thận trọng về liều lượng và thời điểm sử dụng steroid.
Theo các bác sỹ Ấn Độ, các triệu chứng đầu tiên của bệnh Mucormycosis liên quan đến các ca Covid-19 bao gồm đau hoặc nghẹt mũi, viêm trên má, mảng nấm bên trong miệng và sưng ở mí mắt. Những người mắc bệnh này hầu hết phải điều trị tích cực và nguy cơ tử vong không phải là nhỏ.
Tiến sỹ Mohsin Wali, bác sỹ tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, thủ đô New Delhi nói: “Tất cả các trường hợp mắc "nấm đen" có biến chứng nặng và phải phẫu thuật cắt bỏ là những trường hợp chẩn đoán muộn, được đưa đến bệnh viện muộn. Tỷ lệ tử vong là 54%, trong những trường hợp nghiêm trọng như vậy. Nếu không rơi vào các trường hợp này thì bệnh ‘"nấm đen" là bệnh có thể chữa được. Không phải cứ mắc "nấm đem" là cầm chắc cái chết. Các bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sỹ ngay khi có các triệu chứng. Nấm đen là bệnh nhiễm trùng do nấm và có thể xảy ra với bất cứ ai. Không nên coi việc sử dụng steroid là nguyên nhân duy nhất. Thuốc steroid được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đúng là steroid dẫn đến ức chế miễn dịch có thể gây ra bệnh Mucromycosis".
Hôm 20/5, Bộ Y tế Ấn Độ đã yêu cầu các địa phương xếp dịch bệnh "nấm đen" là bệnh phải khai báo theo Đạo luật Dịch bệnh năm 1897. Theo Đạo luật, tất cả các bang sẽ phải báo cáo tất cả các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh này.
VOV