Thủ tướng đề nghị thảo luận về việc mở đường bay quốc tế
Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng nay 9-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thảo luận về một số vấn đề như việc mở đường bay quốc tế; số chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư, nhà quản lý vào Việt Nam với số lượng không nhỏ, vấn đề là phải có biện pháp xử lý phù hợp.
- 31-05-2020Việc nghiên cứu mở lại đường bay quốc tế thực hiện như thế nào?
- 29-05-2020Nghiên cứu đề xuất thời điểm nối lại một số đường bay quốc tế
- 27-05-2020Bộ GTVT đề nghị xem xét mở lại các đường bay quốc tế
Sáng nay, 9-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 báo cáo tình hình ứng phó dịch trong bối cảnh 54 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, xã hội trở lại hoạt động khá nhộn nhịp. Gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vay ưu đãi 0% từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả lương ngừng việc cho người lao động, đến nay, chưa có khoản vay nào được giải ngân. Điều này cho thấy doanh nghiệp phục hồi, sớm trở lại hoạt động.
Tuy nhiên, số ca nhiễm trên thế giới còn lớn trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng. Thủ tướng đề nghị cuộc họp thảo luận về một số vấn đề như việc mở đường bay quốc tế . Số chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư, nhà quản lý vào Việt Nam với số lượng không nhỏ.
Hiện nay, nhiều địa phương có kiến nghị đưa chuyên gia, nhà quản lý vào để triển khai các dự án. Vậy vấn đề là phải có biện pháp xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về nước ngày càng nhiều. Vấn đề quản lý cách ly cũng phải đặt ra. Vấn đề nữa là kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh từ biên giới.
Thủ tướng đề nghị tiếp tục xây dựng kịch bản truyền thông về phòng, chống dịch của Việt Nam với tinh thần chủ động, không mất cảnh giác trong bối cảnh trở lại hoạt động bình thường trong tình hình mới. Mục tiêu kép là ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội và đề phòng dịch Covid-19 trở lại.
Nhật Bản sẽ mở cửa du lịch với 4 quốc gia, trong đó có Việt Nam
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo (tính đến 5 giờ chiều 8-6), thế giới ghi nhận hơn 7,1 triệu trường họp mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 406.353 trường hợp tử vong.
Tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận 103.703 trường hợp mắc và 3.062 tử vong, trong đó Singapore ghi nhận số mắc cao nhất (38.296), Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (1.851); 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch Covid-19 (Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào).
Về xu hướng dịch bệnh trên thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến nay đã có 83 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng, 82 quốc gia/vùng lãnh thổ có xuất hiện chùm ca bệnh, 36 quốc gia/vùng lãnh thố xuất hiện các ca bệnh rải rác, 2 vùng lãnh thổ không ghi nhận ca bệnh.
Mỹ vẫn là quốc gia có số trường hợp mắc và tử vong cao nhất trên thế giới với trên 2 triệu trường hợp mắc và trên 100.000 người tử vong; tuy nhiên, số trường hợp tử vong theo ngày đang có xu hướng giảm trong những ngày gần đây. Tại Nam Mỹ, các quốc gia tiếp tục ghi nhận số trường họp mắc mới và tử vong gia tăng, đặc biệt tại Brazil và Chile.
Tại châu Âu, dịch bệnh đang có xu hướng thuyên giảm. Nhiều quốc gia đang hướng tới việc nới lỏng các biện pháp hạn chế. Liên minh châu Âu dự kiến sẽ mở cửa cho khách du lịch ngoài khu vực từ tháng 7-2020.
Châu Á ghi nhận các dấu hiệu tích cực từ một số quốc gia như Trung Quốc đại lục không có thêm ca nhiễm trong nước, Hàn Quốc 5 ngày liên tiếp không ghi nhận ca tử vong, Nhật Bản có kế hoạch mở cửa du lịch đối với 4 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, ghi nhận 332 trường hợp mắc Covid-19 (liên tiếp 54 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng); ngày 8-6 ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc mới, là các hành khách nhập cảnh trở về Việt Nam, đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Đến nay, đã ghi nhận 316 trường hợp khỏi (chiếm 95%). Ngày 8-6, đang thực hiện cách ly y tế 8.182 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó có 141 trường hợp cách ly tại các cơ sở y tế; 7.093 trường hợp cách ly tập trung và 948 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Người lao động