Thủ tướng: Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công nhân, doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.
- 14-06-2021Bộ Tài chính: 37/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài 0%
- 14-06-2021Thu nội địa Hải Phòng có khả năng vượt dự toán trung ương giao nhờ VinFast
- 14-06-2021Hơn 500 chủ tàu du lịch Hạ Long kêu cứu Thủ tướng sau thời gian dài điêu đứng vì dịch, đứng trước nguy cơ phá sản
So với 5 năm trước, số lượng công nhân lao động có việc làm tăng 26%, trong đó việc làm bền vững, thu nhập tăng đều qua các năm; đời sống của công nhân lao động ngày càng được cải thiện… Song, một bộ phận không nhỏ công nhân lao động vẫn chưa có việc làm ổn định, phù hợp; điều kiện làm việc ở nhiều doanh nghiệp và đời sống của công nhân lao động chưa được cải thiện, có nơi còn yếu kém. Hơn thế, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến đời sống, việc làm của nhiều công nhân lao động.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19. Kịp thời tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm ổn định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Cùng với đó là chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ứng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch Covid-19. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động.
Bộ cũng được chỉ thị phải nắm bắt các khủng hoảng về lao động, việc làm do tác động của đại dịch Covid-19 để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; tham mưu triển khai giảm giờ làm việc bình thường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội; tập trung sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động.
Thủ tướng cũng yêu cầu huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại nơi ở và nơi làm việc của công nhân; có biện pháp ngăn ngừa tín dụng đen, đề xuất các chính sách tín dụng vi mô hỗ trợ công nhân lao động.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: HẬU PHƯƠNG TIẾP SỨC
Xem tất cả >>- BIDV tiếp tục ủng hộ TP. Hồ Chí Minh 25 tỷ đồng để phòng, chống dịch Covid-19
- Tính đến 17h ngày 4/8: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.456 tỷ đồng
- Tính đến 17h ngày 30/7: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.421 tỷ đồng
- Tính đến 17h ngày 27/7: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.242 tỷ đồng
- Sacombank tiếp tục ủng hộ 30 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19