MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tướng: 'TP.HCM không thiếu tiền, nguồn lực, chỉ thiếu chính sách phù hợp'

Trong bài phát biểu dài gần 35 phút, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao những thành tựu TP.HCM đạt được trong giai đoạn 2015 - 2020. Cùng với đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập thành phố cần khắc phục để tiếp tục phát triển, giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế cả nước.

Sáng 15/10, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc khẳng định Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM là sự kiện chính trị quan trọng mang tính quyết định với tầm nhìn phát triển của thành phố mang tên Bác – đầu tàu kinh tế của cả nước.

Theo Thủ tướng, trong 5 năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, trong đó TP.HCM là một trong các địa phương chịu ảnh hưởng nhất.

Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nội tại, thách thức, nhất là thiên tai, bão lũ, xâm nhập mặn. Trong bối cảnh đó, nhờ sự quyết liệt của hệ thống chính trị, các cấp các ngành doanh nghiệp và người dân cả nước, nước ta đã đạt được nhiêu thành tựu quan trọng với nhiều dấu ấn.

Lãnh đạo Chính phủ dẫn chứng, như Tổng Bí thư, Chủ  nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá tại hội nghị trung ương 13, Việt Nam đã có 4 năm liên tục luôn hoàn thành hoặc vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2020, dù chiu tác dụng COVID-19, nhưng Việt Nam thành công bước đầu phòng chống dịch bệnh COVID19, hồi phục kinh tế, và được thế giới được đánh giá cao. Việt Nam là 1 trong số 16 nền kinh tế mới nổi, kinh tế ổn định, lạm phát kiểm soát, xuất siêu trên 17 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục,…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, năm 2020 như vậy cũng là năm thành công đối với Việt Nam khi đạt những kết quả tích cực hơn các năm trước.

Với TP.HCM, kinh tế thành phố tăng trưởng khá nhanh, bình quân 2016 – 2019 đạt 7,2%/năm, tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế cả nước, đóng góp 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước, quy mô kinh tế thành phố giờ đây lớn hơn Việt Nam (giai đoạn từ trước năm 2005), thậm chí lớn hơn một số nước trong khu vực.

Công nghệ khoa học công nghệ có sự đóng góp tốt, TP.HCM đi đầu triển khai đề án xây dựng thành phố thông minh, chú trọng quy hoạch, chỉnh trang phát triển đô thị, hạ tầng giao thông, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5%,…

"Những kết quả đạt được 2015 - 2020 rất quan trọng, tiếp nối truyền thông tốt đẹp các nhiệm kỳ trước, trong đó nhiều lãnh đạo và nguyên lãnh đạo thành phố góp phần cùng cả nước thực hiện thành công nghị quyết 12 của Đảng, đóng góp quan trọng có ý nghĩa lịch sử thay đổi diện mạo của đất nước. Đây là nền tảng vững chắc để thành phố bước vào thời kỳ phát triển mới", ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Thủ tướng đã chỉ ra một số tồn tại hạn chế của thành phố. Trong đó, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng tiềm năng, mức độ tăng trưởng kinh tế so với cả nước giảm dần. Động lực mới tăng trưởng của thành phố chưa rõ nét. Kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, quy hoạch quản lý đô thị chưa theo kịp phát triển, hội nhập quốc tế, khoa học quốc tế chưa thực sự trở thành đông lực phát triển, cùng với đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm còn hạn chế.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, TP.HCM cần đẩy mạnh lĩnh vực công nghệ, đi đầu trong các lĩnh vực mới, thúc đẩy mô hình kinh doanh mới, phát triển nhanh các lĩnh vực có tiềm năng, giá trị gia tăng, công nghiệp hiện đại, tài chính, ngân hàng,…

Cùng với đó, TP.HCM cần đi đầu hệ sinh thái khởi nghiệp, giữ vững vai trò trung tâm, đây mạnh cổ phần hóa, phát triển kinh tế tư nhân, thu hút chọn lọc các dự án FDI giá trị gia tăng.

Đồng thời, TP.HCM cần tạo sự đột phá để đi đầu, phân hóa, huy động, phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn lực. "Thành phố không thiếu tiền, nguồn lực, chỉ thiếu chính sách phù hợp", ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Do đó, TP.HCM cần sớm có bài toán để tháo gỡ các điểm nghẽn, nguồn lực từ đất đai, xã hội,… để phát triển đúng hướng. Trong đó, cần chú trọng phát triển thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản,…

Theo Nhân Tâm - Lý Tuấn

Theo Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên