Thừa nhận hàng Made in Vietnam "ăn đứt" hàng nội, Trung Quốc đang liên tục săn mua một loại hạt của Việt Nam, giúp thu về hơn 1 tỷ USD từ đầu năm
Đây là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới.
- 16-05-2024Ấn Độ cấm xuất khẩu, "hạt ngọc quý" của Việt Nam thành mặt hàng hot được nhiều nước săn đón - một quốc gia ở Đông Nam Á mạnh tay chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu
- 16-05-2024"Ruby đỏ" của Việt Nam được người Trung Quốc mê mẩn nay bỗng thành hàng hiếm: giá tăng cao gấp đôi, sản lượng thấp nhất trong lịch sử
- 15-05-2024Loại quả 'nhỏ nhưng có võ' của Việt Nam được Trung Quốc ồ ạt thu mua: Nhu cầu toàn cầu lên đến 4.000 tấn, nước ta là ‘ông trùm’ thứ 2 thế giới
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 4 năm 2024 đạt 57.016 tấn, tương đương 358,6 triệu USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 13,7% về kim ngạch so với tháng trước đó. Đây cũng là mức sản lượng xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm tới nay.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, nước ta xuất khẩu 217,5 tấn hạt điều, thu về hơn 1,16 tỷ USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 22% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu hạt điều bình quân đạt 5.362 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt 57.148 nghìn tấn, trị giá hơn 304,1 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 21,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 4, Việt Nam xuất khẩu sang xứ cờ hoa 18.021 tấn hạt điều, tương đương 96,2 triệu USD, tăng 29,2% về lượng và tăng 18,3% về kim ngạch so với tháng 4/2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.321 USD/tấn, giảm 8.8% so với cùng kỳ.
Xếp ngay sau Mỹ là thị trường Trung Quốc. Kể từ đầu năm, quốc gia này đang là người mua rất tích cực.
Cụ thể, trong tháng 4, Việt Nam xuất sang thị trường này 13.716 tấn hạt điều, trị giá 70,5 triệu USD, tăng 88,5% về lượng và tăng 42,7% về kim ngạch so với tháng 4/2023.
Tính chung 4 tháng, nước tỷ dân nhập khẩu 37.195 tấn hạt điều từ nước ta, tương đương 201,4 triệu USD, tăng mạnh 97,7% về lượng và tăng 62,4% về giá trị. Giá xuất khẩu đạt 5.414 USD/tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ.
Trong số 10 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thị trường Trung Quốc chỉ đứng sau thị trường Nga. Nó vượt xa tốc độ tăng trưởng của các thị trường khác như Mỹ, UAE, Đức, Anh, Canada…
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc cho thấy nhu cầu hạt điều đang tăng trở lại sau khi nước này dỡ bỏ chính sách Zero Covid. Bên cạnh đó, trong quý 1/2024, đã có các chương trình khuyến mãi tiêu thụ nhân điều tại Trung Quốc. Vì vậy, tiêu thụ hạt điều tại thị trường này khá tốt.
Hơn 90% hạt điều của Trung Quốc được nhập khẩu từ Việt Nam. Thị trường Trung Quốc ưa chuộng hạt điều Việt Nam nhờ nguồn cung ổn định quanh năm và chất lượng sản phẩm tốt. Ngoài ra, khu vực châu Á không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Biển Đỏ, đây là điều kiện tốt cho xuất khẩu hạt điều của nước ta.
Hạt điều cũng được trồng ở Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây và các nơi khác ở Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường nên hương vị luôn thua kém so với hạt điều ở Việt Nam.
Trang ifeng.com cho hay, đất ở Việt Nam sâu, tơi xốp và chứa nhiều loại khoáng chất nên so với hạt điều ở các vùng khác, hạt điều Việt Nam có hạt to hơn, nhân mềm hơn và tỷ lệ hạt xấu thấp hơn.
Theo thống kê, hạt điều nhân của Việt Nam đã có mặt ở 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2006, với kim ngạch đạt 520 triệu USD, Việt Nam chính thức là quốc gia xuất khẩu điều số 1 thế giới.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn
- Từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hạt điều từ Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana?