"Ruby đỏ" của Việt Nam được người Trung Quốc mê mẩn nay bỗng thành hàng hiếm: giá tăng cao gấp đôi, sản lượng thấp nhất trong lịch sử
Là nhà sản xuất và nơi tiêu thụ quả vải nhất thế giới nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu loại quả này từ Việt Nam.
- 15-05-2024Sau vàng, thêm một mặt hàng bước vào chu kỳ bão giá: Nguồn cung liên tục thiếu hụt, Trung Quốc săn mua 1 nửa của thế giới
- 15-05-2024Loại quả 'nhỏ nhưng có võ' của Việt Nam được Trung Quốc ồ ạt thu mua: Nhu cầu toàn cầu lên đến 4.000 tấn, nước ta là ‘ông trùm’ thứ 2 thế giới
- 15-05-2024Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu
- 14-05-2024Trung Quốc vừa thắng lớn tại quốc gia có trữ lượng dầu thứ 5 thế giới: Trúng thầu 10 mỏ dầu và khí đốt, trữ lượng gấp 33 lần so với Việt Nam
- 14-05-2024Trung Quốc cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam liên tục lên cơn sốt: Philippines tăng nhập khẩu gấp 3 lần, Hàn Quốc mạnh tay gom hàng dù giá đắt đỏ
Thời tiết cực đoan đang có sức tàn phá đáng kể đến cây vải thiều của nhiều nước tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, khiến giá vải thiều tại đây có lúc tăng gấp đôi, còn sản lượng thì dự kiến giảm gần một nửa trong năm nay.
Trung Quốc vừa là nhà sản xuất và nơi tiêu thụ quả vải nhất thế giới, đồng thời cũng xuất khẩu vải đáng kể. Nông dân trồng vải ở nước này kiếm được khoảng 4 tỉ USD mỗi năm. Trung Quốc xuất khẩu hơn 10.000 tấn vải thiều vào năm 2022, bao gồm cả sang Mỹ và châu Âu.
Khoảng một nửa diện tích vải của Trung Quốc được trồng ở tỉnh Quảng Đông, cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn vải mỗi năm cho thị trường. Nhưng vụ thu hoạch vải thiều ở tỉnh này thất bại do thời tiết lạnh bất thường vào mùa đông và sau đó là những cơn mưa lớn vào mùa xuân.
Chen Houbin, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp miền nam Trung Quốc, người đã nghiên cứu trái vải trong gần ba thập niên, cho biết Trung Quốc sản xuất 3,1 triệu tấn vải vào năm ngoái nhưng vụ thu hoạch năm nay chỉ bằng một nửa con số đó, ở mức 1,65-1,75 triệu tấn.
“Mọi người đều mong chờ mùa vải thiều hàng năm và tôi có những người bạn ăn hơn 50 kg vải mỗi năm. Nhưng trong năm nay, họ không thể ăn nhiều như vậy do giá đắt hơn”, ông chia sẻ.
Theo cơ quan nghiên cứu thời tiết địa phương, Quảng Đông đã chứng kiến lượng mưa kỷ lục trong tháng 4, cao gần gấp ba lần bình thường. Lin Bo, Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu nông sản Zefengyuan Agricultural Products, cho biết thời tiết mùa đông ấm bất thường trước đó và mưa lớn vào cuối tháng 4 có thể khiến sản lượng vải sụt giảm đến 60% trong năm nay. Trong khi đó, sản lượng vải thiều ở tỉnh Hải Nam dự kiến đạt 190.000 tấn, giảm 20% so với năm ngoái.
Trên các trang mạng xã hội, những người yêu thích vải thiều ở Trung Quốc phàn nàn giá vải quá đắt đỏ. Chính quyền Quảng Đông đã tung ra hơn 200 tấn trái vải đông lạnh từ năm ngoái để đáp ứng nhu cầu. Vào tuần trước, có thời điểm vải thiều là chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Giữa tháng 5, vải bán tại một cửa hàng trái cây ở trung tâm thành phố Bắc Kinh có giá 45 NDT/kg (159 nghìn đồng/kg). Hai tuần trước đó, giá tăng lên tới 80 NDT/kg (282 nghìn đồng/kg) khi mưa bão ở Quảng Đông lên đỉnh điểm. Thời điểm này hàng năm, giá vải thiều thường có giá dưới 40 NDT/kg, một chủ cửa hàng cho biết.
Yin Yao Cheng, người làm việc tại một trang trại vải thiều ở Quảng Đông, nói mưa đá vào tháng trước đã làm rụng nhiều trái vải chưa chín. Ông dự đoán lợi nhuận của nông dân trồng vải sẽ giảm trong năm nay do nhiều người tiêu dùng không đủ khả năng mua vải với giá cao. Nông dân cũng không có cách nào để bảo vệ cây vải tránh khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt đang xảy ra thường xuyên.
Có thể thấy, vụ mùa thất bát của vải thiều chỉ là một ví dụ điển hình về sự tàn phá rộng hơn do biến đổi khí hậu gây ra cho ngành nông nghiệp Trung Quốc.
Đáng nói, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu vải thiều hàng đầu của Việt Nam. Bắc Giang là tỉnh thu hoạch và xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu chính của vải thiều Bắc Giang là Trung Quốc (chiếm trên 98% tổng sản lượng xuất khẩu), mỗi năm xuất sang thị trường này 80-100.000 tấn.
Cũng giống Trung Quốc, trong 40 năm qua, người trồng vải tại Việt Nam chưa bao giờ thấy có hiện tượng vườn vải gần như hoàn toàn không ra trái như năm nay. Cũng vì thế, nhiều chủ vườn “buông xuôi”, bỏ vườn không chăm sóc, mùa vải Bắc Giang cũng vì vậy mà khó càng thêm khó, sản lượng thu hoạch được dự báo thấp nhất trong lịch sử.
Do hàng hiếm nên giá vải tươi cao chót vót. Theo ghi nhận, giá vải tươi ở chợ lên tới 80.000 đồng/kg đối với loại mới còn nguyên cành, lá và 60.000 đồng/kg đối với hàng cũ, được tách quả riêng. Trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, trái vải tươi đã xuất hiện rất nhiều, giá chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Thời điểm tới khi vào chính vụ, giá còn có thể tăng cao hơn.
Không riêng vải thiều, các loại cây ăn quả khác cũng được dự báo mất mùa, giảm sản lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2024.
Tham khảo: China Daily, Yahoo Finance
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư