MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thúc đẩy giai đoạn 2 để tiến tới thành phố thanh toán không tiền mặt

30-05-2024 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Thúc đẩy giai đoạn 2 để tiến tới thành phố thanh toán không tiền mặt

Từ siêu thị, các cửa hàng, cho đến những tiểu thương ngoài chợ, tại bất cứ đâu thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến, xuất hiện trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Sự bùng nổ của các giải pháp, công nghệ thanh toán mới đã góp phần phục vụ đời sống của người dân theo hướng thuận tiện và đơn giản hơn.

Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt theo định hướng Thành phố thông minh

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Một trong số các mục tiêu được đề ra là đến năm 2025, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử tại các ngân hàng đạt trên 50% số người trong độ tuổi trưởng thành.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu, kết quả thành tựu của thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, kênh internet, mã QR tăng trưởng hàng năm đạt trên 100%... Nhiều dịch vụ được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Việc Việt Nam hoàn tất chuyển đổi từ thẻ từ ngân hàng sang thẻ chip là bước chuẩn bị nền tảng vững vàng để tiến tới định hướng thành phố thông minh, chi tiêu không tiền mặt. Trong giai đoạn thứ 2, việc nâng cao nền tảng thanh toán không tiếp xúc theo công nghệ EMV là thiết yếu để tối ưu hóa lợi ích cho người dùng, góp phần khuyến khích chuyển đổi các hành vi chi tiêu truyền thống.

Cần nâng cấp hệ thống thanh toán dịch vụ công để nâng cao trải nghiệm thanh toán không tiền mặt cho người dân

Trước xu hướng thanh toán điện tử không thể đảo ngược, ngày càng có nhiều những giải pháp, công nghệ thanh toán mới ra đời phục vụ cho đời sống của người dân. Gần đây nhất là OneFin cùng Mastercard chính thức công bố sự kiện ra mắt công nghệ thanh toán không tiếp xúc qua thẻ ngân hàng gắn chip EMV, ứng dụng cho xe buýt tại Việt Nam. Đây là ứng dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc qua thẻ ngân hàng vào dịch vụ giao thông công cộng tiên phong tại Việt Nam. Dự án hiện đang được triển khai thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh cho 3 tuyến xe buýt Bảo Yến số 01, số 43, và số 65.

Thúc đẩy giai đoạn 2 để tiến tới thành phố thanh toán không tiền mặt- Ảnh 1.

Dự án thí điểm thanh toán không tiếp xúc trên xe buýt được triển khai từ 17/05/2024 hiện đang được đón nhận đông đảo từ người dân.

Việc ra mắt giải pháp thanh toán giao thông công cộng mới bằng thẻ ngân hàng gắn chip EMV giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người dân, mang đến giải pháp thanh toán liền mạch, tinh gọn, xuyên suốt từ giao thông – trường học – mua sắm – tiêu dùng….

Công nghệ thanh toán mới của OneFin, kết hợp giải pháp thanh toán không tiếp xúc qua chip EMV theo mô hình Open-loop của Mastercard, do ngân hàng VPBank chấp thuận thanh toán được kỳ vọng sẽ là bước tiến quan trọng trong việc áp dụng các giải pháp thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số và thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung và tại thành phố nói riêng, từng bước tiến tới thành phố thông minh trong một chạm.

Cần nhiều doanh nghiệp tham gia góp sức để sớm đạt định hướng Thành phố thông minh

Thúc đẩy giai đoạn 2 để tiến tới thành phố thanh toán không tiền mặt- Ảnh 2.

Lễ ra mắt và công bố công nghệ thanh toán không tiếp xúc qua chip EMV contactless tại TP. Hồ Chí Minh

Bên lề sự kiện ra mắt, Ông Đào Gia Hưng - Phó Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - VPBank chia sẻ:

"Trong thời gian tới, VPBank sẽ tiếp tục hợp tác với Mastercard trong việc nghiên cứu, phát triển, và triển khai các giải pháp thanh toán tiên tiến nhất tại thị trường Việt Nam hướng tới các tập khách hàng mục tiêu: Học sinh sinh viên, người đi làm, khách du lịch nội địa, người kinh doanh thanh toán xuyên biên giới… Với OneFin, VPBank vinh dự cùng tham gia đồng hành phát triển nền tảng kỹ thuật trong dự án thí điểm về giao thông tại TP. Hồ Chí Minh, giúp OneFin hoàn thiện Platform và ví điện tử để số hóa luồng thanh toán, giúp gia tăng trải nghiệm người dùng. Đồng thời, VPBank cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán đa nền tảng cho các đối tác của OneFin thông qua Cổng thanh toán trực tuyến, SmartPos, SoftPos, QR payment…từ đó tạo thành mạng lưới vận hành đồng bộ, liên kết chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn trong kinh doanh."

Tổng giá trị giao dịch của thanh toán điện tử tại Việt Nam ước tính đã đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, cùng với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến 15,7% cho đến năm 2025 (theo số liệu của PWC Việt Nam, 2021). Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, từ nhân viên văn phòng, tiểu thương đến những người lao động tự do, từ hoạt động thương mại đến dịch vụ công, từ thành phố đến nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số thông minh, góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh hơn với một xã hội số trong tương lai.

Tuy nhiên, truyền thông thay đổi hành vi là cả một quá trình, cần phối hợp tuyên truyền giữa khối doanh nghiệp và Nhà nước để nâng cao nhận thức và chuyển đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân. Song song với đó, là sự nỗ lực tham gia cải tiến sản phẩm của các Doanh nghiệp tài chính, tín dụng, công nghệ để giúp người dân bất kỳ ngành nghề, độ tuổi đều có thể tiếp cận và sử dụng các giải pháp thanh toán mới. Sự cạnh tranh lành mạnh trong giai đoạn chuyển giao nhắm phá băng thị trường là điều hoàn toàn cần thiết để toàn thành phố cùng nhau hướng tới mục tiêu trở thành Thành phố thông minh, thanh toán không tiền mặt.

Thúc đẩy giai đoạn 2 để tiến tới thành phố thanh toán không tiền mặt- Ảnh 3.

Thúc đẩy nâng cao trải nghiệm thanh toán không tiền mặt tại dịch vụ công sẽ góp phần mang đến một trải nghiệm mua sắm liền mạch, tinh gọn, xuyên suốt và dễ dàng quản lý cho người dân, nối liền thành phố trong một chạm.

Về OneFin Việt Nam: Đây là đơn vị trung gian thanh toán, ví điện tử được triển khai theo mô hình EMV không tiếp xúc trên Cổng tiên phong ở Việt Nam. Theo đó dữ liệu thanh toán của người dùng được hoàn toàn mã hóa khi thực hiện giao dịch. Ngoài việc nâng cao tính bảo mật trong giao dịch không tiếp xúc, công nghệ này mang lại nhiều trải nghiệm mới cho người dùng với chi phí tối ưu. Ngoài việc thanh toán trong giao thông, người dùng còn có thể sử dụng ở các lĩnh vực khác như: thanh toán hóa đơn, học phí, mua sắm,… bằng chính thẻ ngân hàng của mình.

Về công nghệ chấp nhận thanh toán EMV Contactless trên nền tảng Cổng thanh toán MPGS của Mastercard: Việc ứng dụng mô hình này trong xử lý giao dịch mang lại cho doanh nghiệp trong lĩnh vực Ví, Trung gian thanh toán, Fintech,... sự đa dạng hóa về kênh chấp nhận thanh toán từ thương mại điện tử (E-commerce) sang thanh toán trực tiếp (Face-to-face).

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên