Thực hiện theo lời cổ nhân, cả đời hưởng phúc: Nói năng chừng mực, vui đùa đúng độ, xử sự có tình, nói lời có đức
Friedrich từng nói: "Phán đoán một người nào đó, dĩ nhiên không thể xem những tuyên bố của họ, mà phải nhìn những hành động của họ. Không thể nhìn họ tự xưng như thế nào phải phải xem họ làm những gì và thực tế là người như thế nào".
- 29-07-2020Bé gái mới 5 tuổi đã bị thoái hóa đốt sống cổ và không thể đi lại bình thường, nguyên nhân đến từ thói quen chiều chuộng con nhỏ mà nhiều bố mẹ mắc phải
- 23-07-2020Các nhà khảo cổ đã hiểu lầm hàng trăm năm, kiến trúc Hy Lạp này hóa ra lại có ý nghĩa nhân văn bất ngờ!
- 17-07-2020Lời cổ nhân trải qua hàng nghìn năm vẫn đúng: Làm việc phải VUÔNG, làm người phải TRÒN, trong vuông ngoài tròn mới là cảnh giới cao nhất của nhân sinh
Lời nói cử chỉ của một người, khúc xạ giáo dưỡng và tố chất của người đó, dù bề ngoài của được bao bọc như thế nào, nhưng những thứ từ sâu thẳm trong tâm vẫn sẽ bộc lộ một cách rõ ràng thông qua lời nói.
Nói năng chừng mực
Cổ nhân có câu "một lời nói tốt ấm ba đông", biểu đạt ngôn ngữ cũng là một môn nghệ thuật. Ai cũng có lòng tự trọng và niềm kiêu ngạo riêng của mình. Đừng mang cá tính của mình ra để thử thách giới hạn của người khác. Học các tôn trọng, khiến người các thoải mái mới là tố chất tối cao của mỗi người.
"Quan hệ dù tốt" cũng không đồng nghĩa với việc "nói gì cũng được". "Tức giận" không đồng nghĩa với việc "không thể trêu đùa". "Tôi không cố ý" không đồng nghĩa với việc "tôi không sai". "Tôi không có ác ý" không đồng nghĩa với việc "không gây ra tổn thương".
Những lúc phát ngôn, chịu khó đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, chịu khó suy nghĩ đứng trên lập trường của người khác. Nhiều lúc, có thể chỉ là một câu trách móc nhẹ nhàng nhưng lại là ngòi nổ đánh sập cảm xúc.
Một lời bình luận đùa có thể sẽ như một cái chạm nhẹ vào những tấm domino. Bạn không hiểu những gì mà người khác đã trải qua, thì đừng vội buông lời bình luận với những gì mà bạn nhìn thấy.
Nói năng chừng mực là tu dưỡng tối cao và biểu hiện trưởng của mỗi người, thể hiện nguyên tắc làm người và tầng cấp cuộc sống của họ.
Phải luôn nắm bắt chừng mực nói chuyện, chú ý hoàn cảnh, thân phận và đối tượng trò chuyện, thì lời nói mới được đúng mực nhất.
Ai cũng có chỗ khó của mình, mọi biểu hiện đều có nguồn gốc của nó. Giữa lời qua tiếng lại nên bớt chút sắc sảo, thêm chút không gian, đó mới là sự nhân từ đối với người khác, đồng thời cũng là sự tôn trọng đối với chính mình.
Vui đùa đúng độ
Vui đùa là chuyện vô cùng bình thường và phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Nhưng mục đích của vui đùa là ở việc điều tiết không khí, nếu không nắm được chừng mực, ngôn từ nhiều khi sẽ hữu ý vô ý tổn thương đến người khác.
Marshall Rosenberg từng nói: "Có lẽ chúng ta không cho rằng cách nói chuyện của mình là bạo lực, nhưng ngôn ngữ đích thị là thứ gây ra nỗi đau khổ giữa chúng ta và người khác".
Những người biết vui đùa có chừng mực là những người có nhân phẩm. Đừng bao giờ mang khiếm khuyết của người khác ra để làm trò đùa, cũng đừng bao giờ lấy đời tư của người khác ra để làm trò cười, càng không thể mang tính mạng của người khác ra để đùa.
Hài hước thực sự không phải là vui đùa vô tổ chức để lòe thiên hạ, mà là ở thời điểm thích hợp, dùng lời nói phù hợp để khiến bầu không khí vui vẻ và dễ chịu hơn.
Vui đùa trên sự tôn trọng người khác mới mát rượi như tắm gió xuân. Chỉ khí đối phương cảm thấy buồn cười thì mới gọi là vui đùa. Ngược lại, nếu đối phương cảm thất không buồn cười, thậm chí là tức giận thì đó là vô lễ, không lịch sự.
Xử sự có tình
Ai ơi xử sự lưu tình
Mai ngày gặp lại còn mình với ta
Cuộc đời này, thăng trầm bếp bênh, khó tránh khỏi những lúc đắc ý, những lúc suy sụp. Những lúc đắc ý hãy đối xử tốt với người khác, những lúc suy sụp hãy đối xử tốt với bản thân.
Rất nhiều việc, chúng ta khó lòng dự liệu được. Thế sự thay đổi, thành bại vô thường. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, đừng nói lời quá đầy, đừng làm việc quá đáng.
Hôm nay bạn quá đáng, không kiêng mồm nể miệng với người khác, một ngày nào đó "oan gia ngõ hẹp", ắt sẽ phải chịu bội phần ngượng ngùng và tổn thương.
Nước mà quá trong sẽ không có cá, người mà quá gắt sẽ không có bạn. Xử sự có tình, giữ không gian cho người khác cũng là để lại đường lui cho chính mình.
Nói lời có đức
Cổ nhân có câu: "Dao kia cứa thịt còn lành được, lời ác thương người rất khó phai".
Lời trước khi nói tốt nhất phải qua suy nghĩ. Tuyệt đối không được chỉ vì nhanh mồm nhanh miệng mà không màng tới cảm nhận của người khác.
Những lời đã nói giống như bát nước đổ đi. Đừng bao giờ hoang tưởng chỉ một câu "đừng để bụng" mà người khác có thể coi như bạn chưa nói gì.
Trên thực tế, dù bạn nhắc nhở người ta "đừng để bụng", nhưng người ta nghe xong vẫn cho rằng đó là suy nghĩ chân thực nhất, từ tận đáy lòng của bạn.
Dân gian có câu: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra". Nói lời đúng mực vô cùng quan trọng. Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói hay.
Nói lời dễ chịu ấm như chăn bông, nói lời cay độc đau như dao cắt. Thứ bộc lộ nội tâm con người rõ nhất đó chính là lời nói, thứ khiến con người dễ bị tổn thương nhất cũng là lời nói, thứ đi sâu vào lòng người nhất vẫn là lời nói.
Nói lời có đức, nắm rõ chừng mực mới là thứ để thể hiện trí tuệ, nhân phẩm, đồng thời cũng là thứ tạo nên thành tựu tương lai của mỗi người.
Bất cứ việc gì cũng nắm rõ chừng mực là tu dưỡng đạo đức lớn nhất của mỗi người. Đạo đức là để kỷ luật bản thân chứ không phải kỷ luật người khác, pháp luật mới là thứ để trừng trị người khác.
Hãy nhớ rằng, dùng đạo đức để kỷ luật bản thân tốt hơn bất cứ luật pháp nào, dùng đạo đức để kỷ luật người khác, xấu xa hơn bất cứ loại cực hình nào.
Bởi vậy, quản lý tốt chính bản thân mình mới là sự kỷ luật và tu dưỡng lớn nhất.
Nhân sinh ngắn ngủi, hy vọng bạn mọi thứ đúng mực trên con đường đối nhân xử thế. Đừng để những thứ đơn giản nhất như lời nói cản trở bước đường thành công của bạn.
Trí thức trẻ