MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thực phẩm “đại kỵ” với hành tây, nếu ăn chung sẽ sinh sỏi mật, thậm chí mù lòa

04-10-2021 - 17:49 PM | Sống

Thực phẩm “đại kỵ” với hành tây, nếu ăn chung sẽ sinh sỏi mật, thậm chí mù lòa

Hành tây là loại thực phẩm phổ biến với mọi gia đình tuy nhiên cách sử dụng sai lầm có thể khiến nó biến thành chất độc, gây hại cho cơ thể và tính mạng.

Hành tây có thể biến thành chất độc gây nguy hiểm khi kết hợp với những thực phẩm sau:

Tôm

Thực phẩm đại kỵ với hành tây, nếu ăn chung sẽ sinh sỏi mật, thậm chí mù lòa  - Ảnh 1.

Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy, cũng không nên nấu chung với loại thực phẩm này.

Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.

Thịt cóc

Các chuyên gia cảnh báo, thịt cóc ăn chung với hành tây sẽ sinh độc, không có lợi cho sức khỏe. Trường hợp lỡ ăn hai thực phẩm này cùng lúc thì nên sắc 50 gram rau mã đề lấy nước uống để giải độc.

Rong biển

Rong biển có chứa nhiều i-ốt và can-xi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.

Mật ong

Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù.

Để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo không nên ăn hành tây quá nhiều cùng một lúc, điều này dễ gây ra các vấn đề về thị lực và sốt.

Thực phẩm đại kỵ với hành tây, nếu ăn chung sẽ sinh sỏi mật, thậm chí mù lòa  - Ảnh 2.

Những người nên tránh tuyệt đối ăn hành tây:

- Những người đau mắt đỏ: Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.

- Phụ nữ mang thai bị xung huyết: Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…

- Những người huyết áp thấp tuyệt đối không nên ăn hành tây do nó có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.

- Những người bị đau dạ dày: Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.

- Những người sinh lý yếu: Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục … ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp. Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.

Thực phẩm đại kỵ với hành tây, nếu ăn chung sẽ sinh sỏi mật, thậm chí mù lòa  - Ảnh 3.

Cách chọn và bảo quản hành tây:

- Hành trắng: mềm, nhiều nước, độ ngọt cao. Thích hợp cho thực phẩm tươi, nướng hoặc hầm.

- Hành tím: có màu đỏ và cay nồng, thích hợp để chiên hoặc làm salad.

- Bảo quản hành tây: Đặt ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối, thông gió tốt. Không bỏ hành tây vào túi nhựa kín, có khả năng sẽ bị thối, hỏng.

Theo Thanh Huyền

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên