MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thực trạng “tự làm bác sĩ” của nhiều người bệnh trĩ

16-09-2020 - 08:00 AM | Sống

Chỉ vì ngại đi khám nhiều người bị trĩ đang tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa biết rõ tình trạng bệnh. Trên thực tế thói quen xấu này khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có ca bị nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ, gây mất khả năng tự chủ của hậu môn (đại tiện không kiểm soát).

Vì đâu nên nỗi?

Những chia sẻ từ Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn (Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) về một ca bệnh mà bác sĩ thăm khám cách đây không lâu cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc tự ý điều trị trĩ.

Bệnh nhân nữ tìm đến bệnh viện trong tình trạng loét hậu môn, búi trĩ đã lòi hẳn ra ngoài mà không tự co lên được. Được biết, chị đã phải chịu đựng những cơn đau xé tận ruột gan trong một thời gian dài nhưng vẫn chần chừ không chịu đến bệnh viện vì ngại ngùng. Trong suốt 3 năm qua, người bệnh này chỉ lên lên mạng đọc các bài thuốc nam, các loại lá, thảo dược… được cho là hữu hiệu nhất rồi đắp lên vùng hậu môn, với hy vọng búi trĩ sẽ tự co lên. Tuy nhiên búi trĩ chẳng những không biến mất mà ngày càng gây đau đớn, khó chịu.

"Đáng buồn là những trường hợp như trên không hề hiếm gặp trong hơn 40 năm thăm khám và điều trị bệnh của tôi." Bác sĩ Lê Minh Sơn cho hay xu hướng của phần lớn bệnh nhân mắc trĩ là tìm đến các phương thuốc dân gian, cúng vái tứ phương, thậm chí tốn nhiều tiền của chỉ mong khỏi bệnh mà không phải đi thăm khám bộ phận nhạy cảm. Họ không biết rằng những loại thuốc không rõ xuất xứ, các mẹo vặt không có kiểm chứng khoa học sẽ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

15, 20 phút khám còn hơn khổ cả đời!

Cũng như bất cứ bệnh lý nào, điều đầu tiên mà người bệnh trĩ cần làm là đi khám với bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra xem trĩ đang ở mức độ nào để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Việc khám trĩ trên thực tế khá nhẹ nhàng, không ngại ngùng như nhiều người vẫn nghĩ. Các bác sĩ được đào tạo bài bản về hậu môn trực tràng sẽ có phương thức để thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đồng thời giảm bớt sự lo lắng và khó chịu nên người bệnh không cần quá lo lắng. Và không phải trường hợp nào cũng phải mổ cắt trĩ. Ngược lại nếu chủ động khám sớm, khi trĩ còn ở mức độ nhẹ thì chỉ cần điều trị nội khoa (dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ) kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là đủ. Khi trĩ đã ở mức độ nặng, búi trĩ sa xuống nhiều thì bắt buộc phải phẫu thuật mới xử lý triệt để.

Thực trạng “tự làm bác sĩ” của nhiều người bệnh trĩ - Ảnh 1.

Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn (Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị trĩ.

"Càng khám sớm thì việc điều trị trĩ càng đơn giản và nhẹ nhàng. Thà dành 10, 15 phút trong phòng khám trĩ để can thiệp ngay từ đầu còn hơn là trốn tránh, chần chừ để rồi phải chịu đựng sự khó chịu, đau đớn kéo dài do trĩ", bác sĩ Lê Minh Sơn kết luận.

Nhiều người bệnh sau khi trải qua chuỗi ngày bị trĩ "hành hạ" như anh T.V. T (39 tuổi) cũng ước ao có thể quay ngược thời gian trở lại thời điểm mới phát hiện bị trĩ để đi khám ngay chứ không chờ đến búi trĩ sa xuống ống hậu môn phải mổ như thế này. Thay vì mất một vài tháng uống thuốc, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là xong thì anh Thành lại phải chịu đau gần 3 năm nay và mất thêm gần 1 tuần nằm viện mới có thể chia tay với trĩ.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, người bệnh trĩ sẽ không mắc phải sai lầm tự ý điều trị trĩ, chủ động thăm khám để được can thiệp sớm ngay từ đầu. Đừng "làm thay"công việc của bác sĩ để rồi dẫn tới tình trạng "tiền mất tật mang", cuối cùng người chịu đau khổ chỉ có chính bản thân bạn mà thôi.

Với mong muốn hỗ trợ cho người bệnh trĩ còn e ngại, chần chừ chưa dám thăm khám, điều trị, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội ) tổ chức các buổi Tư vấn miễn phí hàng tuần nhằm kết nối bệnh nhân với chuyên gia giỏi. Đăng ký tham gia tư vấn và nhận ưu đãi qua tổng đài 1900 5588 96 hoặc tại đây.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên