Thức uống giải khát quen thuộc này cũng không nằm ngoài vòng xoáy của lạm phát, xung đột
Trước áp lực từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chuỗi cung ứng đứt gãy, khủng hoảng dịch bệnh cùng lạm phát liên tục tăng, các sản phẩm bia cũng đang chịu sức ép tăng giá.
- 10-04-2022Toyota Việt Nam khẳng định không bán xe 'bia kèm lạc' - khách nói 'không lạc, chắc chỉ kèm đậu lướt và nem chua'
- 05-04-2022Góc thị trường xe nhà người ta: 2 đại lý Nissan bị phạt 11 tỷ đồng vì bán ‘bia kèm lạc’
- 28-03-2022Mitsubishi Xpander giảm giá kỷ lục, Toyota Veloz Cross bán ‘bia kèm lạc’
Cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra hôm 24/2 đã khiến giá lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác được sản xuất trong khu vực tăng vọt. Và sản phẩm bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự tăng giá này chính là bia.
Ukraine và Nga là hai trong số các nước xuất khẩu lúa mạch hàng đầu thế giới. Kể từ khi cuộc xung đột diễn ra, giá lúa mạch - một thành phần chính trong sản xuất bia - đã tăng 27,1%, theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.
Ngay cả trước khi cuộc xung đột diễn ra, giá bia tại Mỹ đã tăng 2,2% từ tháng 1 đến tháng 2, mức tăng hàng tháng lớn nhất trong một thập kỷ. Đây lại là một đòn giáng mạnh vào các nhà máy bia vốn đã phải chiến đấu với đại dịch, thời tiết hạn hán, các vấn đề về nhân sự và chuỗi cung ứng, lạm phát giá cả, và bây giờ là chiến tranh.
LJ Govoni, đồng sở hữu của Big Storm Brewing Company, cho biết: "Loại mạch nha cơ bản của chúng tôi mà chúng tôi sử dụng, chúng tôi sử dụng nó trong hầu hết các loại bia. "Đó là xương sống của hầu hết những thứ chúng tôi sản xuất. Nó sẽ tăng trong năm tới và từ 30 đến 50%."
"Giá ngũ cốc tăng sẽ buộc các nhà máy bia phải tính thêm tiền đối với bia, có thể từ 20 xu đến 2 USD mỗi lít", ông cho biết thêm.
Ông Jim McGreevy, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn The Beer Institute, nói: "Ukraine chiếm khoảng 20% lượng bia sử dụng lúa mạch. "Quốc gia đang có chiến tranh này là một trong năm nhà sản xuất lúa mạch hàng đầu thế giới, vì vậy các nhà sản xuất bia, đặc biệt ở cấp độ toàn cầu sẽ phải liên tục cập nhật và theo dõi tình hình nguồn cung cũng như giá lúa mạch".
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất bia từ nhỏ đến quy mô trung bình ở khắp nơi đều rục rịch tăng giá thì một số nhà sản xuất bia lớn như Molson Coors, được cho là có thể chịu được chi phí cao hơn khi vẫn giữ nguyên giá bán cho người tiêu dùng như thời điểm trước khủng hoảng.
Paul Johnson, nhân viên nấu bia tại công ty St. Paul Fish Company ở Wisconsin (Mỹ) cho biết, chiến sự đã đẩy giá cả hàng hóa tăng và các loại đồ uống, trong đó đặc biệt là bia tăng mạnh tại các quầy bar. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, giới chuyên gia vẫn chưa thể đánh giá được mức độ tác động cụ thể đến thị trường bia.
Hôm 4/2, Công ty sản xuất bia Carlsberg (Đan Mạch) cũng đã cho biết sẽ tăng giá bia trong năm 2022 để bù đắp chi phí nguyên liệu gia tăng. Nhà sản xuất bia lớn thứ tư thế giới thừa nhận rằng giá cao hơn có thể có "tác động tiêu cực" đến tiêu dùng.
Giám đốc điều hành của Carlsberg Cees 't Hart cho biết chi phí đầu vào cao hơn đáng kể và tác động liên tục từ dịch COVID-19 sẽ đặt ra những thách thức vào năm 2022, nhưng Carlsberg đã chuẩn bị tốt.
Tại Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Bia Hà Nội, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Hà Nội, bia hơi Hà Nội, Trúc Bạch... thông báo giá các loại bia hơi chính thức điều chỉnh mức giá tăng thêm kể từ ngày 10/4.
Cụ thể, dòng bia hơi 30 lít, 50 lít tăng thêm 1.001 đồng/lít; bia keng 2 lít tăng thêm 4.117 đồng/lít; bia hơi 1 lít (xách 6 chai) tăng thêm 7.062 đồng/ lít.
Trước đó, ngày 1/1, doanh nghiệp này đã thông báo tăng giá thêm 616-1.110 đồng/lít. Thực tế, không chỉ Habeco mà hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất bia cũng phải đồng loạt tăng giá bán trước áp lực chi phí nguyên vật liệu tăng cao.
Theo khảo sát, các dòng bia khác đã rục rịch tăng khoảng 5.000-6.000 đồng, 333 giá 255.000 đồng/thùng, Sài Gòn giá 250.000 đồng/thùng, Tiger xanh, bạc có giá khoảng 350.000-395.000 đồng/thùng, bia Heineken cũng tăng lên mức 425.000-450.000 đồng/thùng...