MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thương mại điện tử liên kết vùng, giải bài toán tiêu thụ nông sản

13-06-2023 - 13:35 PM | Kinh tế số

Phát huy thế mạnh thương mại điện tử và liên kết vùng các sản phẩm nông sản cũng như đặc sản địa phương ở nhiều tỉnh, thành phố được mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng gồm: Vùng đồng bằng sông Hồng; Trung du, miền núi Bắc; vùng Bắc Trung bộ; duyên hải Trung bộ; vùng Tây Nguyên; Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ.

Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như hạn chế mang tính đặc thù riêng. Trong đó, chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng được xem là yếu tố quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho liên kết vùng có hiệu quả. Việc xây dựng mạng lưới liên kết vùng ứng dụng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp và người sản xuất nâng cao chất lượng và giá trị thương mại sản phẩm, tiếp cận đến lượng lớn người tiêu dùng, khai thác thị trường một cách hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.

Thương mại điện tử liên kết vùng, giải bài toán tiêu thụ nông sản - Ảnh 1.

Tập huấn hỗ trợ bà con, hợp tác xã tại Sơn La ứng dụng thương mại điện tử tiêu thụ quả mận, xoài khi đến vụ

Thực hiện Kế hoạch tổng thể Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, kết hợp với mục tiêu đẩy mạnh liên kết vùng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số ( Bộ Công Thương ) đã và đang tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử gắn với tư duy phát triển liên kết vùng nhằm mục tiêu mở rộng thị trường, đa dạng hóa kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất.

Trong những tháng đầu năm 2023, các chương trình hướng dẫn về thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh tại vùng Trung du, miền núi Bắc như Bắc Giang, Sơn La… đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm địa phương; giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được các loại nông sản chất lượng và đa dạng từ vùng như: Vải, mận, xoài. Đồng thời, giải đáp được những khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp, người dân địa phương trong việc tiêu thụ nông sản cũng như việc quản lý, ứng dụng thương mại điện tử.

Thương mại điện tử liên kết vùng, giải bài toán tiêu thụ nông sản - Ảnh 2.

Hướng dẫn, hỗ trợ bà con tại vườn cách bán hàng bằng kênh thương mại điện tử hiện đại

Các chương trình Kết nối thương mại điện tử liên kết vùng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và người dân trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển và quảng cáo, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị thương mại của nông sản Việt Nam.

Trong thời gian tới, với sự kế thừa những kết quả và thực tiễn trong giai đoạn trước, chủ trương sản xuất và thúc đẩy giao thương qua liên kết vùng trên nền tảng thương mại điện tử sẽ tiếp tục được chú trọng, kỳ vọng giải quyết được bài toán tối ưu phương thức tìm kiếm đầu ra, quy hoạch mạng lưới phân phối và thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên nền tảng số của doanh nghiệp, người dân tại các khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…

Chương trình kết nối thương mại điện tử liên kết vùng phát triển Gian hàng Việt trực tuyến được triển khai theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 nhằm kết nối các nhà sản xuất nông sản với các thị trường tiêu thụ liên kết các vùng kinh tế trên cả nước. Mục tiêu chính của chương trình này là phát triển kinh tế vùng và tăng cường sự kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong lĩnh vực nông sản qua thương mại điện tử.
Ngân Thương.

Theo Ngân Thương

Báo Công Thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên