MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thương mại điện tử toàn cầu bùng nổ - thời cơ để doanh nghiệp logistics bứt phá

27-10-2018 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Mức tăng trưởng ấn tượng trong 4 năm qua cho thấy thương mại điện tử tại Việt Nam đang là mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước.

Được dự báo tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2015 và cán mốc 900-1.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng giá trị thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu vào năm 2020, TMĐT xuyên biên giới hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong nhiều năm tới.

Nhiều tiềm năng, không ít thách thức

Ở châu Á, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển TMĐT xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.

Theo báo cáo “Kết nối để cạnh tranh 2016: Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics với tốc độ phát triển đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Tuy có nhiều tiềm năng nhưng đến nay, năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Hầu hết doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ khả năng tham gia điều hành cả chuỗi logistics như các doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, TMĐT xuyên biên giới luôn có sự tham gia của nhiều khâu, nhiều bên, từ trong nước lẫn ngoài nước… Tương ứng là vô vàn giấy tờ, thủ tục ở mỗi khâu, hay những khó khăn trong ngôn ngữ thanh toán quốc tế cũng góp phần tạo rào cản sự phát triển của doanh nghiệp logistics.

Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp logistics phải xây dựng chuỗi dịch vụ khép kín, thiết lập hệ thống kho vận và trung tâm phân phối, ứng dụng mô hình công nghệ 4.0 vào ngành TMĐT xuyên biên giới. Từ đó, bắt kịp trình độ phát triển của các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Mô hình công nghệ trong ngành TMĐT xuyên biên giới

Mới đây, thị trường Việt ghi nhận sự ra mắt của Gido - nền tảng vận chuyển xuyên biên giới dành riêng cho hàng TMĐT (ecommerce parcels) và hàng lẻ (LCL, consol). Qua đó kết nối giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với đơn vị dịch vụ vận chuyển.

Với hệ thống công nghệ hiện đại, nền tảng vận chuyển này giúp người tiêu dùng trải nghiệm xuyên suốt thông tin trong toàn bộ trình vận chuyển xuyên biên giới của sản phẩm.

Hiện Gido có 10 kho nhận hàng ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Tại Việt Nam, doanh nghiệp này có 2 trung tâm lưu trữ và xử lý hàng hóa với diện tích 15.000 m2; 900 bưu cục gửi nhận hàng, 200 xe tải liên tỉnh, liên huyện; 21.000 tài xế sẵn sàng giao sản phẩm đến 11.000 xã phường.

Thương mại điện tử toàn cầu bùng nổ - thời cơ để doanh nghiệp logistics bứt phá - Ảnh 1.

Hệ thống kho bãi quốc tế của Gido.

Hệ thống ghi nhận 100% vận đơn điện tử. Khách hàng dễ dàng truy cập thông tin và theo dõi trạng thái vận chuyển của đơn hàng đến cấp độ từng sản phẩm, chỉ với vài thao tác ngay trên điện thoại, 24/7 mọi lúc mọi nơi. Toàn bộ thông tin đơn hàng vận chuyển của khách hàng được Gido cập nhật tự động, truyền qua cổng điện tử hải quan, thay mặt khách hàng khai báo thông tin hải quan và vận chuyển tận tay người nhận. Khách hàng cũng có thể tự ra nhận hàng tại bưu cục gần nhất trong số 900 bưu cục của nền tảng vận chuyển này trên toàn quốc.

Gido dự định mở tuyến Nhật Bản tiếp theo vào tháng 12 để nâng tổng số tuyến lên con số 5 (Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản).

Nhân dịp khai trương tuyến vận chuyển Trung Quốc - Việt Nam và Hàn Quốc - Việt Nam, Gido áp dụng mức phí vận chuyển và nhập khẩu chỉ từ 5.000 đồng/sản phẩm (Trung Quốc) và chỉ từ 10.000 đồng/sản phẩm (Hàn Quốc). Độc giả xem thêm thông tin chi tiết tại đây.

 

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên