Thương tình giúp đỡ thiếu niên tội nghiệp, 18 năm sau người phụ nữ được báo ân với số tiền "khó hiểu"
Một giọt ân tình trả bằng cả dòng suối, nhưng tại sao chàng trai chỉ trả lại ân nhân số tiền "tréo ngoe" này?
- 07-08-20233 tháng tới, 4 con giáp được dự đoán hút tài lộc, tiền bạc rủng rỉnh, ra đường là có quý nhân giúp đỡ
- 19-06-2023Mang lương hưu hơn 30 triệu đồng về quê giúp đỡ bà con nghèo, chưa đầy 2 tháng ông hối hận không thôi: Mất tiền còn mang tiếng
Năm 2004, Vương Quần thuộc Đội thanh tra lao động quận Phong Đài ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã cho thanh niên 16 tuổi 20 NDT (gần 67 nghìn đồng). Ai mà ngờ số tiền tưởng chừng nhỏ bé này đã thay đổi cả cuộc đời chàng trai.
Để trả ơn, chàng trai đã vất vả tìm kiếm suốt 18 năm nhưng đến khi gặp lại, anh chỉ trả lại cho Vương Quần 19 NDT (hơn 63 nghìn đồng).
Trả ơn sau 18 năm
Cuối năm 2022, Vương Quần, lúc này đã nghỉ hưu, nhận một cuộc điện thoại lạ.
Đầu dây bên kia là thanh niên tên Uông Minh Minh, liên tục nói rằng anh luôn mang ơn Vương Quần, bây giờ mới tìm được để báo đáp ân tình năm xưa.
Nghe được những lời này, Vương Quần có chút bối rối. Cô đã giúp đỡ vô số công nhân tỉnh ngoài đến Bắc Kinh, cho đi không bao nhiêu nhưng đó là những gì cô có thể làm được.
Vương Quần chưa kịp trả lời thì Uông Minh Minh đã bắt đầu kể câu chuyện xảy ra 18 năm trước.
Năm 2004, vào một buổi tối mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo ở Bắc Kinh, Vương Quần chuẩn bị về nhà thì đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa.
Vương Quần vội vàng mở cửa, nhìn thấy thiếu niên mười chừng 16-17 tuổi đang run rẩy, cả người dính đầy bông tuyết, trông rất thảm thương. Cô nhanh chóng kéo chàng trai vào và cho cậu ngồi trên ghế, vội vàng đi đun nước và đóng chặt cửa sổ để tránh gió lạnh.
Trà nóng ấm bụng, thiếu niên từ từ ngẩng đầu lên và nhìn Vương Quần với đôi mắt ngấn lệ. Với kinh nghiệm tiếp xúc với người sa cơ lỡ vận nhiều năm, Vương Quần biết là thiếu niên này đang gặp vấn đề trong cuộc sống.
Như được quan tâm, nước mắt Uông Minh Minh không ngừng chảy xuống: “Cháu chỉ là đứa nhà quê, muốn đến Bắc Kinh để chia sẻ phần nào gánh nặng cho gia đình, nhưng không ngờ lại gặp phải nhiều bất công như vậy”.
Bất lực trước nhiều bất công
Uông Minh Minh làm việc trong nhà máy được hai tháng, nhưng ông chủ luôn yêu cầu anh làm thêm giờ không lương. Quá bức xúc, chàng trai quyết tìm ông chủ để hỏi cho ra lẽ. Nhưng thái độ trịch thượng và lời nói đầy xúc phạm của ông đã khiến anh bị tổn thương nặng nề. Thế là anh đã chọn cách nghỉ việc.
Đến lúc giải quyết tiền lương, mâu thuẫn giữa hai người lại nổ ra. Uông Minh Minh yêu cầu giải quyết 1.100 NDT (hơn 3,6 triệu đồng) tiền lương cho hai tháng làm việc nhưng ông chủ nói: "Làm tiếp thì mới có lương, nghỉ thì một xu cũng không trả".
Uông Minh Minh tức giận đến muốn hét lên nhưng bị đồng nghiệp ngăn lại. Trong mắt anh hiện lên sự thất vọng và bất lực sâu sắc, nhìn những nhân viên trong nhà máy, anh cảm thấy mình giống như con thuyền bất lực, bị thế giới xa lạ và tàn khốc này đẩy sang một bên. Anh cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, tương lai mù mịt, anh thậm chí không đủ tiền mua vé tàu về nhà, chỉ có thể âm thầm ra đi.
Nghe được những gì Uông Minh Minh đang trải qua, trên mặt Vương Quần lộ ra sự tức giận và bất lực.
Cô động viên Uông Minh Minh kiên quyết đối mặt với chuyện này và hứa: "Đừng lo lắng, cô sẽ giúp cháu giải quyết vấn đề. Cháu xứng đáng nhận được những gì mình nên có".
Nhìn dáng người gầy gò của Uông Minh Minh, Vương Quần không khỏi rơi nước mắt. Cô biết anh không những mất việc, mất lương mà còn không có tiền ăn. Vì thế cô lấy ra 20 NDT đưa cho Uông Minh Minh: "Cầm lấy mua chút gì ăn đi. Sau này có cơ hội đến Bắc Kinh thì trả lại cũng được".
Uông Minh Minh cầm tờ tiền, nhìn Vương Quần rưng rưng nước mắt, không thể tin được ở chốn thành phố xa hoa này còn có người sẵn lòng dang tay cứu vớt anh.
Uông Minh Minh dùng 20 NDT ăn một bữa no nê, nghị lực sống cũng nhiều hơn vài phần.
Sau đó, Vương Quần đưa Uông Minh Minh đến nhà máy nơi anh đã bị hà hiếp, quỵt tiền lương. Cô dùng lời lẽ đanh thép và kiến thức về luật lao động để đòi lại quyền lợi cho thiếu niên.
Cuối cùng, ông chủ nhà máy cũng nhượng bộ và trả lương đầy đủ cho Uông Minh Minh. Chàng trai vui mừng đến không nói nên lời. Vương Quần cũng nở nụ cười hài lòng, đây chính là thắng lợi trong trách nhiệm bảo vệ người lao động của cô.
Một đồng nghĩa tình
Uông Minh Minh trở lại trường học và bắt đầu cuộc sống vừa học vừa làm. Sau bao nỗ lực, anh đã tốt nghiệp thành công và tìm được công việc ổn định. Ngày tháng trôi qua, cuộc sống ổn định dần, anh lập gia đình và có con.
Nhiều năm sau, Uông Minh Minh vẫn nhớ lại đêm đông năm ấy với lòng biết ơn sâu sắc.
18 năm sau, Uông Minh Minh tìm đến trước cửa Đội Thanh tra Lao động quận Phong Đài. Anh nhìn khung cảnh quen thuộc này, như thể quay trở lại ngày mùa đông của 18 năm trước.
Nhờ sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ, Uông Minh Minh biết được ân nhân năm xưa đã nghỉ hưu.
Anh nóng lòng muốn bấm điện thoại thì nghe thấy giọng nói dịu dàng ở đầu bên kia. "Dì Vương, cháu là Uông Minh Minh, dì đã cho cháu 20 tệ vào 18 năm trước".
Vương Quần lúc này nghe được giọng nói của người đàn ông xa lạ, trong lòng có rất nhiều suy nghĩ, nhưng cô không đồng ý yêu cầu của người đàn ông lạ.
Theo cô, với tư cách là một cựu công chức, cô có trách nhiệm giúp đỡ những người gặp khó khăn, làm sao có thể đòi hỏi đền đáp? Tuy nhiên, ngay khi cô chuẩn bị cúp điện thoại, trên màn hình xuất hiện thông báo: Tài khoản Alipay của bạn đã nhận được số tiền chuyển khoản 19 NDT.
Sau đó, Vương Quần mới nhận ra người đàn ông gọi điện đã trả lại số tiền mà anh đã vay.
Vậy tại sao lại là 19 NDT, chứ không phải 20 NDT?
Uông Minh Minh giải thích: "Lúc đầu tôi vay 20 tệ, bây giờ trả lại 19 tệ. Sở dĩ tôi không trả đủ là vì tôi muốn bản thân còn nợ dì Vương 1 tệ, xem như nhắc nhở tôi luôn nhớ đến người đã từng cứu giúp mình".
Đồng thời anh cho biết số tiền 19 NDT chỉ là tượng trưng mà thôi, bản thân Vương Quần cũng không đồng ý việc anh trả ơn nhiều hơn.
“Tôi sẽ đến thăm dì ấy nếu có cơ hội trở lại Bắc Kinh. Trả tiền chỉ là cái cớ, mà gặp lại ân nhân mới là điều tôi mong mỏi nhất. Nay tâm nguyện đã hoàn thành, tôi cũng không khao khát gì hơn”, Uông Minh Minh nói.
Nguồn: 163
Phụ nữ số