Thường xuyên "cháy túi từ giữa tháng": Áp dụng phương pháp đơn giản này từ chuyên gia tài chính để quản lý thu nhập hiệu quả hơn
Không ít người hiện nay thường xuyên lâm vào cảnh đầu tháng lĩnh lương nhưng chưa đến cuối tháng đã hết tiền. Đó là bởi họ chưa tìm được cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
- 16-11-2022'Cha đẻ' Twitter: Tỷ phú 'lập dị' từng bị sa thải khỏi vị trí CEO của chính công ty mình sáng lập, tậu BMW nhưng chỉ thích đi làm bằng xe buýt
- 16-11-2022Đại học danh giá học phí chuẩn 'trường con nhà giàu', đào tạo toàn tỷ phú và sao Hollywood
- 16-11-2022Các tỷ phú giàu nhất thế giới học gì ở Đại học: Elon Musk có 2 bằng cử nhân, Bill Gates và Mark Zuckerberg theo đuổi chuyên ngành siêu khó ở Harvard trước khi bỏ học
- 12-11-2022Sốc với tiền lương khủng của các HLV ở World Cup 2022
- 10-11-2022Thạc sĩ tốt nghiệp đại học Thanh Hoa nghỉ việc về làm ‘bà mối’: Đánh đổi lương triệu đô để làm điều mình thích
Nhiều người cho rằng cách tốt nhất để nắm được tình hình thu chi là ghi lại chi tiết các khoản vào sổ sách. Thông qua danh sách này, có thể tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Tuy vậy, việc ghi chép này khá cồng kềnh, khiến hầu hết mọi người thường bỏ cuộc giữa chừng, dẫn đến tiếp tục chi tiêu không hợp lý.
Trên thực tế, có một cách đơn giản nhưng vẫn giúp ích cho những người khó giữ tiền, đó là phương pháp "Chia lương 3 phần". Chỉ cần nắm chặt các nguyên tắc của phương pháp này, chúng ta đều có thể dễ dàng tiết kiệm và tiêu tiền với tâm thế thoải mái hơn.
Vậy phương pháp "Chia lương 3 phần" là gì?
Bạn chia thu nhập thành ba phần: Phần thứ nhất được sử dụng cho các chi phí cần thiết. Chẳng hạn như các chi phí cần đóng hàng tháng như tiền thuê nhà, điện nước, hiếu hỷ,... cùng thuế thu nhập hàng năm, lệ phí bảo hiểm. Phần thứ hai dùng để tiết kiếm còn phần thứ ba để bạn tiêu thoải mái mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Bạn có thể để 3 phần này vào 3 tài khoản khác nhau để dễ quản lý, tránh nhầm lẫn.
Phương pháp "Chia lương 3 phần" nên được thực hiện ngay khi bạn mới nhận lương. Ảnh: ST
Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện phương pháp chia lương này, bạn cần xác định được bạn cần bao nhiêu tiền cho phần thứ nhất, nghĩa là khoản tiền bạn phải bỏ ra đều đặn hàng tháng, hàng năm. Ngoài các khoản cố định như tiền nhà hay bảo hiểm, sẽ có những khoản thay đổi theo từng tháng như điện nước, điện thoại, ăn uống,... hãy tính trung bình từ những tháng trước hoặc tính theo 1 năm để đưa ra một con số phù hợp với nhu cầu của bạn.
Ở phần tiền thứ nhất này, bạn nên lập ngân sách nhiều hơn mức tối thiểu bạn cần. Ví dụ: số tiền trung bình hàng tháng bạn cần là 12.300 NDT, bạn có thể dự trù 13.000 hoặc 13.500 NDT, để không ước tính quá thận trọng dẫn đến tình huống "hóa đơn tiền điện quá cao vào mùa hè" và tiền cho phần thứ nhất không đủ thanh toán.
Tiết kiệm 30% lương và tính khoản tiêu xài thoải mái sau cùng
Sau khi trừ đi các chi phí cần thiết, số tiền lương còn lại sẽ được chia thành hai phần: “Phần tiền tiết kiệm” và “Phần tiền chi tiêu tự do”. Chuyên gia tài chính khuyên bạn nên tiết kiệm 30% lương của mình. Ví dụ, mức lương thực nhận là 38.000 NDT thì tiền tiết kiệm sẽ là 11.400 NDT. Nếu số tiền "Chi phí cần thiết" được phân bổ hàng tháng là 18.000 NDT thì tiền "Chi tiêu tự do" chỉ còn lại 8.600 NDT.
Lưu ý rằng tiền tiêu xài tự do phải được tính sau cùng, khi đã trừ chi phí cố định và tiết kiệm. Nếu muốn tiết kiệm tiền nhanh hơn, đương nhiên bạn sẽ phải để phần thứ ba này ít lại, hy sinh nhiều thú vui không quá quan trọng.
Thực hiện phương pháp "Chia lương 3 phần" theo trình tự: Chi phí cố định, đến tiền tiết kiệm và cuối cùng là khoản tiền tiêu xài thoải mái. Ảnh: ST
Áp dụng phương pháp chia lương này, bạn sẽ không cần dựa quá nhiều vào sổ sách để kiểm tra các khoản thu chi, rồi mới cố gắng lấy số tiền còn lại sau khi tiêu thoải mái để đem tiết kiệm. Cách quản lý lương này cũng hạn chế cho bạn vấn đề bội chi.
Nếu bạn vẫn lo lắng phần tiền thứ 3 được tiêu xài thoải mái sẽ bị bản thân “vung tay quá trán” trong 2 tuần đầu, và nửa tháng sau sẽ phải “thắt lưng buộc bụng”, bạn có thể chia số tiền đó thành 4 phần tương ứng với 4 tuần. Trước khi đi làm vào sáng thứ Hai, hãy đặt số tiền bạn được tiêu trong tuần đó vào ví của mình.
Ví dụ: Mỗi tháng bạn được tiêu xài thoải mái là 8.600 NDT, như vậy mỗi tuần bạn sẽ tiêu trong 2.150 NDT và trung bình 307 NDT mỗi ngày.
Chỉ cần bạn có ý thức và nắm điểm mấu chốt của việc tiêu tiền, bạn sẽ không tiêu xài hoang phí và vượt quá mức thu nhập tháng sau của mình.
Theo Aboluowang
Nhịp sống thị trường