MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thường xuyên tìm thấy mỏ kim cương, nhà khoa học kết luận: Nơi nào có loài cây này, chỗ đó có kho báu

08-05-2024 - 15:22 PM | Sống

Đây là loài cây giúp họ tìm ra nơi có chứa kim cương.

Theo một bài viết trên trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, môi trường và đa dạng sinh học thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực vật chỉ thị là là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, khả năng chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó sự hiện diện hay không của chúng biểu thị một tình trạng điều kiện của môi trường sống nằm trong hay vượt quá giới hạn nhu cầu.

Trong số các loài thực vật này, một số loài được sử dụng như một loại địa thực vật chỉ thị về khoáng chất vì chúng liên quan đến sự hiện diện của một số loại khoáng chất hoặc tính chất của đất.

Loài cây xuất hiện ở gần mỏ kim cương

Vào năm 2020, các nhà khoa học Brazil đã thực hiện một công trình khảo sát các loài cây được coi là thực vật chỉ thị kim cương. Sau khi tập hợp và sàng lọc thông tin từ nhiều tài liệu, họ đã lọc ra 5 loài thực vật có liên quan đến việc thường xuyên tìm thấy các mỏ kim cương ở Brazil. Thậm chí họ còn phát hiện sự chồng chéo giữa các khu vực nơi các loài cây này xuất hiện. Tuy nhiên, sau đó, họ đã tập trung vào 2 loài thực vật đưa ra những chỉ báo về sự tồn tại của kim cương nhiều hơn là Lageonocarpus adamantinus và Schwartzia adamantium.

Thông tin về những loài thực vật này đã được đăng tải trên trang Oficina.

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào loài cây có tên Lageonocarpus adamantinus. Lagenocarpus adamantinus là loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được Nees mô tả khoa học đầu tiên năm 1842.

Thường xuyên tìm thấy mỏ kim cương, nhà khoa học kết luận: Nơi nào có loài cây này, chỗ đó có kho báu- Ảnh 1.

Lagenocarpus adamantinus là loài cây chỉ báo về sự tồn tại của kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Nó còn có tên gọi khác là cỏ kim cương, cói kim cương, cỏ rực rỡ. Lagenocarpus adamantinus là cây thân thảo sống lâu năm trên cạn, cao từ 70 cm đến 1,1m. Chúng thường mọc thành các cụm nhỏ.

Lagenocarpus adamantinus là loại cây đặc hữu ở các cánh đồng đá của Cerrado ở bang Minas Gerais. Đặc biệt là chúng phát triển tốt ở vùng Diamantina và Serra do Cipó của bang này. Tại những khu vực, các chuyên gia cũng ghi nhận đây là vùng đất có chứa kim cương ở Brazil.

Tuy nhiên, hiện nay, sự phân bố của Lagenocarpus adamantinus đang bị hạn chế do thay đổi của thời tiết và sự tàn phá của con người nên các nhà khoa học phân loại nó là thực vật dễ bị tổn thương.

Về mặt hình thái, Lagenocarpus adamantinus không có rễ chống đỡ hoặc rễ bề mặt như Pandanus candelabrum được tìm thấy ở Liberia, Tây Phi vào năm 2015.

Ở Brazil, ngoài kimberlite thì lamproite cũng là nguồn cung cấp kim cương. Chúng là 2 loại magma chính được kết tinh thành đá núi lửa khi nguội, mang theo kim cương tự nhiên trồi lên bề mặt Trái đất.

Kimberlite xuất hiện trong vỏ Trái đất, có cấu trúc thẳng đứng, hay tạo thành các hố to xuyên sâu xuống lòng đất nên được gọi là ống kimberlite. Ống kimberlite là nguồn khai thác kim cương quan trọng nhất hiện nay.

Ống lamproite hình thành ở độ sâu nông hơn các ống kimberlite. Nguồn gốc hình thành nông hơn của ống lamproite có thể giải thích tại sao chúng thường không có lượng kim cương phong phú như của ống kimberlite.

Thường xuyên tìm thấy mỏ kim cương, nhà khoa học kết luận: Nơi nào có loài cây này, chỗ đó có kho báu- Ảnh 2.

Lagenocarpus adamantinus là loài cây đặc hữu ở bang Minas Gerais, Brazil. (Ảnh: Pinterest)

Việc thăm dò kim cương của quốc gia này trước đây chỉ được thực hiện bằng tay ở các nguồn thứ cấp như trên bề mặt đất hoặc trong phù sa (khai thác ở sông). Tuy nhiên, cách làm này có thể gặp khó khăn vì các loại đá núi lửa kể trên có thể đã bị nước hoặc magma kéo đi một khoảng cách xa khỏi nơi thực sự có chứa nguồn kim cương. Hơn nữa, kim cương được tìm thấy trong các nguồn phù sa thứ cấp thường đã bị xói mòn.

Ngoài ra, các nhà thăm dò thường dựa trên các chỉ số địa chất để xác định các khu vực có kim cương.

Cho tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã xác nhận rằng loài Lagenocarpus adamantinus có tiềm năng lớn của trong việc tìm kiếm các mỏ kim cương. Như vậy, chi phí, công sức cũng như việc xác định khu vực có kim cương dựa trên các loài thực vật tương tự như Lagenocarpus adamantinus sẽ được tiết kiệm rất lớn. Các nhà khoa học cũng hi vọng trong tương lai chính phủ có thể đưa chúng vào sử dụng hoặc quản lý loài cây này chặt chẽ, nghiêm túc hơn.

Nguồn: Oficina, iNaturalist

Theo Nguyệt Phạm

Đới sống và pháp luật

Trở lên trên