Tỉ phú Trump "tuyên chiến" với Trung Quốc
Tỉ phú Donald Trump hôm 28-6 tuyên bố sẽ xé bỏ các thỏa thuận thương mại quốc tế và bắt đầu một cuộc tấn công không ngừng chống lại các thủ đoạn kinh tế của nền kinh tế số 2 thế giới.
- 23-06-2016Trung Quốc bơm thêm tiền vào thị trường tài chính
- 23-06-2016Trung Quốc muốn mua cả thế giới, bà Merkel đang lo sợ?
- 23-06-2016Hệ quả của chính sách một con của Trung Quốc: Hai thế hệ gặm nhấm nỗi cô đơn
Tuyên bố trên được cho là động thái định hình chiến dịch cạnh tranh với bà Hillary Clinton của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Phát biểu tại Tây Pennsylvania, vị đại gia bất động sản đang tìm đường “sang trang” chiến dịch tranh cử sau nhiều tuần rối loạn, bằng cách quay lại với con át chủ bài về đối phó kinh tế với Trung Quốc vốn giúp ông ghi điểm từ đầu chiến dịch tranh cử.
Ông Trump đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và cam kết sẽ liệt Trung Quốc vào dạng thao túng tiền tệ, đồng thời áp đặt thuế quan phủ đầu đối với hàng hóa của nước này.
Bên cạnh đó, vị ứng viên nắm chắc suất đại diện cho đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng cũng kịch liệt công kích việc bà Clinton từng ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – hiệp định thương mại tự do do chính quyền của Tổng thống Barack Obama đàm phán. Ông Trump đã lớn tiếng thách thức nữ cựu ngoại trưởng cam kết làm mất hiệu lực toàn bộ hiệp định này. Viện dẫn việc bà Clinton cũng từng ủng hộ những hiệp định thương mại tự do như NAFTA trong quá khứ, ông Trump nhấn nhá: “Bà ấy sẽ lại phản bội quý vị”.
Trong khi đó, tại cuộc vận động tranh cử tiếp đó ở phía đông bang Ohio, tỉ phú Trump tiếp tục công kích TPP với những lời lẽ gay gắt hơn, ông nói rằng TPP là “một vụ cưỡng hiếp đối với nước Mỹ”.
Theo New York Times, nếu trở thành tổng thống, ông Trump sẽ nắm trong tay những quyền lực đáng kể để hiện thực hóa kết hoạch tăng rào cản thương mại của mình. Bài phát biểu nói trên của vị tỉ phú một lần nữa khẳng định ông cực kỳ quyết liệt với kế hoạch đó khi ông khẳng định sẽ rút nước Mỹ khỏi NAFTA nếu Mexico và Canada không đồng ý đàm phán lại.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ có vị tổng thống nào có quyền đảo ngược toàn cầu hóa . Theo luật hiện hành, nếu là tổng thống, ông Trump chỉ có thể áp đặt thuế quan đối với những mặt hàng nhập khẩu cụ thể. Tác động rõ ràng nhất của việc này là chuyển sản xuất tới những quốc gia chi phí thấp khác.