Tịch thu siêu du thuyền triệu USD để trừng phạt Nga, Mỹ gánh phải 'cục nợ'
Mỹ phải bỏ ra khoản tiền không nhỏ mỗi tháng để chi trả phí vận hành và bảo dưỡng cho các siêu du thuyền tịch thu được từ các tỷ phú Nga.
- 10-08-2023Kỳ lạ tỷ phú tự thân đi ngược số đông, từ chối chi tiền mua du thuyền và thuê nhân viên chỉ vì 1 lý do
- 01-07-2023Siêu du thuyền “Made in China” đầu tiên mang đến đột phá: Nặng 135.500 tấn, sức chứa hơn 5.200 khách và là con tàu duy nhất trên thế giới cung cấp dịch vụ đặc biệt này
- 16-06-2023Siêu du thuyền của tài phiệt Nga bất ngờ hiện hình
Siêu du thuyền Amadea trị giá 325 triệu USD (hơn 7.900 tỷ đồng), được cho là tài sản của tỉ phú Nga Suleiman Kerimovtrị bị Mỹ trừng phạt, đã đỗ ở Nashville (Mỹ) gần một năm qua và chi phí vận hành hàng tháng của nó vào khoảng hơn 1 triệu USD.
Hay như du thuyền hạng sang Alfa Nero bị Mỹ thu giữ hiện đang neo đậu ở đảo quốc Antigua và Barbuda thuộc khu vực Trung Mỹ, được cho là của tỷ phú Nga Andrei Guleyev, có trị giá 120 triệu USD, chiều dài gần bằng một sân bóng đá và chi phí bảo dưỡng lên tới 28.000 USD/tuần (khoảng 683,3 triệu đồng).
Số tiền này bao gồm lương của thuyền trưởng người Italia và 2.000 USD mỗi ngày tiền nhiên liệu diesel để chạy máy điều hòa. Nếu tắt điều hòa, nấm mốc sẽ lây lan trong vòng 48 giờ, làm hỏng phần bên trong thân tàu và một số bức tranh đắt tiền.
Theo Wall Street Journal, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã phát động chiến dịch gây áp lực "chưa từng có" đối với Nga, trong đó có việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng loạt nhà tài phiệt Nga và tìm cách tịch thu tài sản của họ.
Tuy nhiên, những du thuyền và ngôi nhà sang trọng bị tịch thu ở nhiều quốc gia đã trở thành "cục nợ" của Mỹ khi chúng đòi hỏi chi phí vận hành lớn.
Ben Maltby, chuyên gia tư vấn về du thuyền, cho biết chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm cho các du thuyền lớn chiếm khoảng 10% giá trị của chúng, bao gồm cả lương của thủy thủ đoàn, bảo hiểm và tiền thuê bến đỗ "không hề rẻ”.
Một báo cáo của chính phủ Mỹ hồi tháng 3 cho thấy nước này đã đóng băng khoảng 58 tỷ USD tài sản của các tài phiệt Nga. Theo báo cáo, quy trình pháp lý từ phong tỏa đến tịch thu tài sản có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, gồm các bước nghiên cứu hồ sơ ngân hàng và tài sản, xác định các mối quan hệ và di chuyển với những người liên quan.
Một số nước phương Tây khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Kể từ mùa xuân năm 2022, các quan chức thực thi pháp luật Italia đã tịch thu ít nhất 4 du thuyền và 20 ngôi nhà sang trọng của các tài phiệt Nga. Chính phủ Italia đã phân bổ 13,7 triệu euro (khoảng 353,2 tỷ đồng) vào năm ngoái để chi trả cho việc bảo dưỡng khẩn cấp các tài sản như du thuyền và biệt thự, nhưng các quan chức địa phương cho biết chi phí thực tế cao hơn nhiều.
vtc.vn