Tích trữ đồ ăn đề phòng ngập lụt cần chú ý: Đồ để được bao lâu, bảo quản thế nào cho tốt?
Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết về các loại đồ hay được tích trữ nhất, hãy đọc để đảm bảo sức khoẻ cho bạn và gia đình.
- 08-09-2024Người dân tích trữ cho bão Yagi: Vì sao 2 loại rau củ giàu dinh dưỡng này bị ‘bỏ rơi’?
- 19-03-2024Người giàu chẳng bao giờ tích trữ 6 món đồ này trong nhà, người nghèo lại chất đống không thiếu một thứ
- 01-01-2024Tiết kiệm không đồng nghĩa với tích trữ: Vứt ngay 3 món đồ này đi nếu muốn cuộc sống thoải mái và sang trọng hơn!
Khi cần lưu trữ lương thực, mọi người thường ưu tiên chọn thực phẩm theo các tiêu chí: có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng no lâu và có thể bảo quản dễ dàng theo nhiều cách. Và 5 loại thực phẩm đáp ứng tốt các điều trên lần lượt là: bánh mì, xúc xích, rau củ quả, đồ hộp chế biến sẵn và sữa tươi. Không bất ngờ khi đây là 5 "gương mặt vàng" được săn đón nhiều nhất tại chợ và siêu thị mỗi khi các bà, các mẹ cần tích trữ đồ ăn cho cả gia đình.
Dưới đây là loạt lưu ý về thời hạn sử dụng cũng như cách quản hiệu quả cho các loại thực phẩm này, ngay cả khi không có tủ lạnh.
Thời hạn sử dụng sản phẩm
- Đối với xúc xích đóng gói: sau khi mở túi, xúc xích có thể để được khoảng 3 - 5 ngày trong ngăn mát và 1 - 2 tháng trong ngăn đá.
- Đối với các loại bánh mì, sandwich: có thể giữ ở nhiệt độ phòng từ 3 - 7 ngày, điều này còn tùy vào loại bánh cũng như cách thức bảo quản của mỗi gia đình.
- Các loại rau lá xanh sẽ giữ được độ tươi trong 2 - 5 ngày khi để tủ lạnh và 1 - 2 ngày khi để ở ngoài. Các loại củ quả thì lâu hơn: 1 - 3 tháng trong tủ, 1 - 2 tuần ở ngoài.
- Các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit cao như cà chua, trái cây ngâm chua có thể giữ được chất lượng tốt trong 12 - 18 tháng, còn thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit cao như thịt, rau thì bảo quản được từ 2 - 5 năm.
- Sữa tươi được chia ra làm 2 loại: sữa tiệt trùng và sữa thanh trùng. Sữa tiệt trùng đã được gia giảm thêm hương vị, vitamin và khoáng chất. Thời gian sử dụng thường kéo dài đến 48 giờ sau khi mở nắp. Sữa thanh trùng thì được làm từ 100% sữa nguyên chất, thời gian sử dụng kéo dài từ 5 - 7 ngày. Tuy vậy, cả 2 dòng sữa đều được khuyến khích sử dụng hết trong 24 giờ đầu tiên khi mở nắp.
Cách bảo quản hiệu quả
1. Bảo quản bánh mì
Sử dụng túi giấy, giấy báo
Bánh mì vừa mua vẫn còn nóng hổi sẽ giữ được độ giòn trong khoảng 8 - 9 tiếng. Ngay khi mua về, bạn nên tranh thủ dùng túi giấy hoặc giấy báo để bọc kín chúng lại và để ở nơi thoáng mát. Cách làm này sẽ giúp bảo quản được độ giòn của bánh mì cho đến tận ngày hôm sau. Và khoảng vài ngày sau đó, bánh mì vẫn có thể ăn được, chỉ là bánh sẽ hơi mềm và ỉu.
Sử dụng đường
Bạn chỉ cần cho bánh mì vào 1 cái túi và thêm vào đó khoảng 1 - 2 muỗng canh đường, sau đó buộc kín miệng túi để tránh kiến bò vào. Trong túi nếu có độ ẩm sẽ bị đường hút hết, giúp bảo quản và giữ độ thơm ngon lâu hơn cho bánh mì. Với cách làm này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng đường nâu hoặc đường cát trắng, không nên sử dụng đường thốt nốt và đường phèn.
Sử dụng cần tây, khoai tây và táo tươi
Đây là 3 loại thực phẩm mà bạn có thể dùng để bảo quản bánh mì. Với khoai tây hoặc táo, bạn thái lát mỏng và xếp chung cùng bánh mì, cho vào 1 chiếc túi rồi buộc chặt. Với cần tây, bạn hãy đem đi rửa sạch, bỏ gốc và đợi khô ráo, sau đó làm tương tự: cho bánh mì vào túi, thêm vài cọng rau cần và buộc chặt miếng túi.
Những cách làm này sẽ giúp bảo quản độ giòn ngon của bánh mì rất tốt, lưu ý kỹ là bạn nên đợi cần tây khô ráo, nếu rau còn ướt sẽ phản tác dụng, dễ làm bánh mì hỏng mốc nhanh hơn.
2. Bảo quản rau củ
Trong tủ lạnh
Để rau vào tủ lạnh quá lâu cũng có thể làm mất đi độ tươi của rau, bạn nên áp dụng 1 số cách sau để rau không bị héo:
- Túi nilon: Bạn nên dùng những loại túi có chất liệu PP để bọc rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế sự mất nước của chúng.
- Giấy: Dùng khăn giấy khô để bọc rau củ, cách làm này sẽ giữ cho rau củ tươi xanh ít nhất 1 tuần trong tủ lạnh, đặc biệt là các loại rau có lá.
- Hộp đựng chuyên dụng: Các loại hộp đựng không chỉ giúp việc phân loại thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn, chúng còn hỗ trợ giữ được tối đa lượng dinh dưỡng và độ tươi xanh của rau củ. Đặc biệt là hộp đựng có thể dùng được nhiều lần, đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm chi phí.
Không bảo quản trong tủ lạnh
- Túi kín: Để giữ cho rau không héo, bạn hãy cất rau vào túi sạch chứa đầy không khí. Sau đó buộc kín miệng túi để không khí không thoát ra ngoài. Cách làm này được đánh giá là vô cùng hữu ích khi bảo quản rau mà có tủ lạnh.
- Tăm nhọn: Bạn hãy lấy 3 que tăm nhọn sau đó cắm sâu vào cuống rau củ, chỉ để lại 1 phần nhỏ của tăm nổi lên. Các cây tăm có tác dụng tuyệt vời trong việc giữ nước, giúp rau tươi cả tuần mà không cần bỏ tủ lạnh. Lưu ý, dùng tăm bảo quản rau chỉ phù hợp với các loại có cuống như xà lách, bắp cải, cải thảo.
- Tưới nước: Với một số loại rau như súp lơ, măng tây, rau thơm, hành lá... bạn có thể bảo quản bằng nước để rau giữ được độ tươi lâu hơn. Bạn hãy chuẩn bị một ly nước, sau đó tiến hành cắm rau như cắm hoa để giúp rau tươi lâu thêm khoảng 3 - 4 ngày. Riêng với súp lơ, bạn hãy dùng thêm màng nilon có đục lỗ để bọc, điều này giúp bông súp lơ tươi xanh lại không héo dù để ở nhiệt độ thường.
3. Bảo quản xúc xích đóng gói
Tủ lạnh là nơi bảo quản xúc xích hữu hiệu nhất, nếu trong trường hợp không có tủ lạnh/tủ hỏng hoặc nhà mất điện, bạn có thể áp dụng nhanh 1 vài cách bảo quản sau:
Sử dụng hỗn hợp muối + đường
Bạn có thể trộn hỗn hợp muối + đường sau đó phủ đều lên bề mặt xúc xích. Cách làm này có thể kéo dài thời gian bảo quản xúc xích vì chúng có tác dụng hút ẩm, giúp hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể làm thay đổi hương vị của xúc xích, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện.
4. Bảo quản thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp cần được bảo quản an toàn ở nhiệt độ dưới 30°C, tốt nhất là 10 - 21°C. Bạn không nhất thiết phải trữ đông thực phẩm vì ngăn đông tủ lạnh không phải nhiệt độ quá lý tưởng.
Nên bảo quản đồ hộp ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu vào, cũng không nên đặt ở những nơi có nhiều độ ẩm như trên bếp hoặc bên dưới bồn rửa.
5. Sữa tươi
Khi trữ đồ, nước lọc và sữa là 2 thức uống được ưu tiên hơn cả vì chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để bảo quản sữa mà không cần tủ lạnh, bạn có thể tham khảo vài tips sau:
Sử dụng bình đựng sữa
Với những loại sữa đã mở nắp và đang dùng dở, bạn hãy bảo quản bằng bình đựng sữa. Cần chọn những loại bình được làm từ vật liệu an toàn, trước khi dùng thì nên rửa sạch với nước sôi và sấy khô ráo. Bạn hãy đổ sữa vào bình và đậy kín nắp, bảo quản ở nơi mát mẻ, không bị ánh mặt trời chiếu vào.
Sử dụng đá khô
Với cách làm này, bạn chỉ cần cho đá khô vào túi nhựa hoặc túi giữ nhiệt, sau đó xếp túi vào hộp nhựa rồi để bình sữa/túi sữa lên trên. Đây là cách bảo quản mà các mẹ bỉm hay sử dụng để trữ sữa cho bé sơ sinh, vậy nên phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn.
Sử dụng đất sét
Đất sét có khả năng giữ nhiệt ổn định và bảo vệ sữa khỏi ánh sáng và không khí, giúp duy trì chất lượng cũng như độ thơm ngon ban đầu. Để đạt hiệu quả khi bảo quản sữa với đất sét, bạn hãy cho sữa vào 1 chai thủy tinh đậy nắp kín, sau đó đặt chai sữa vào hộp đất sét và nhớ để ở nơi thoáng mát trong nhà.
Tổng hợp
Phụ nữ số