Tiềm năng Blockchain và ứng dụng vào Smart City
Công nghệ Blockchain đang phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, nổi bật là hoạt động kiến tạo đô thị thông minh (Smart City).
- 20-08-2022Số nạn nhân của lỗ hổng cũ trên Microsoft Office vẫn tăng mạnh
- 20-08-2022Bitcoin rớt giá thảm
- 20-08-2022Cần xóa ngay khỏi điện thoại 35 ứng dụng Android độc hại này
Ở Việt Nam, Smart City là một khái niệm tương đối mới. Có nhiều định nghĩa về Smart City, nhưng một trong những định nghĩa chung nhất đó là “một thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để nâng cao hiệu quả hoạt động, chia sẻ thông tin, mang đến chất lượng dịch vụ công và phúc lợi công dân tốt hơn”. Nói cách khác, Smart City ứng dụng các công nghệ hiện đại như blockchain, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)... để giải quyết các thách thức ở đô thị và tạo nên một cơ sở hạ tầng bền vững.
Vừa qua, ngày 18/8/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội thảo “Blockchain đóng góp gì để xây dựng Smart City?”. Tại Hội thảo Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhận định: “công nghệ blockchain sẽ giúp Smart City giải quyết 6 bài toán then chốt về tăng cường bảo mật, cải thiện y tế, quản lý rác thải, đơn giản hóa giáo dục, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa giao thông. Đây là những khía cạnh rất cơ bản để phục vụ đời sống của công dân trong thành phố”.
Blockchain được ứng dụng vào Smart City để giải quyết những bài toán cụ thể
Theo Ông Trung, khi nền tảng đã được thiết lập vững chắc, vai trò của blockchain mới xuất hiện. Công nghệ sổ cái phân tán sẽ giúp Smart City giải quyết 6 bài toán then chốt về tăng cường bảo mật, cải thiện y tế, quản lý rác thải, đơn giản hóa giáo dục, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa giao thông. Đây là những khía cạnh rất cơ bản để phục vụ đời sống của công dân trong thành phố. “Người dân có thể không biết Smart City là gì, nhưng họ sẽ quan tâm đến giải pháp cho ba vấn đề, đó là về rác thải, giao thông và dịch vụ công.” Ông cho biết.
Góp mặt tại Hội thảo, Ông Nguyễn Đức Tuấn - Quyền giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) nhận định: “Năm 2021 là năm có sự bùng nổ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ blockchain. Không chỉ là game, tiền số, blockchain còn có sự ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, tiêu biểu là hoạt động kiến tạo đô thị thông minh”.
Bên cạnh Blockchain, IoT là một công nghệ khác rất quan trọng đối với Smart City, hệ thống internet kết nối tất cả thiết bị thông minh và có thể tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thành phố, quản lý định danh của người dân. Có hai tiêu chuẩn IoT phổ biến nhất là LoRaWan và NB-ToT mà Việt Nam có thể nghiên cứu, LoRaWan là giao thức IoT công suất thấp, diện rộng, còn NB-IoT là giao thức do các nhà mạng di động cung cấp, có mức phí cao với lợi thế là độ trễ thấp, cung cấp trải nghiệm tổng thể tốt hơn cho người dùng cuối (end user).
IMD-SUTD (SCI) là chỉ số quan trọng để đánh giá Smart City, dựa trên nhận thức của người dân đối với các công nghệ đang được ứng dụng trong thành phố.
Được biết, năm 2021, SCI xếp hạng 118 thành phố trên toàn cầu để đánh giá mức độ phát triển Smart City dựa trên 5 lĩnh vực là y tế, giao thông, hoạt động, cơ hội làm việc - học tập và quản trị. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 88, Hà Nội xếp hạng 87 về mức độ phát triển Smart City.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, dù thứ hạng vẫn còn khiêm tốn khi đặt cạnh thế giới, nhưng Smart City không phải là công nghệ khó đối với TP.HCM.
Thành phố này có rất nhiều tiềm năng về dân số, đóng góp cho ngân sách rất lớn, kinh tế phát triển mạnh... nhưng vẫn cần các chính sách phù hợp.
Kết thúc Hội thảo, Ông Phan Đức Trung kết luận: “Để xây dựng Smart City, điều quan trọng nhất là chính sách và phải có những biện pháp để đo lường mức độ hài lòng, sự tương tác của người dân. Việt Nam cần cải thiện chỉ số IMD - SUTD và có chính sách thúc đẩy 6 hướng đi Smart City dựa trên 3 nền tảng IoT, con người và bất động sản”.
Diễn đàn doanh nghiệp