Tiềm năng ngành đánh bắt hải sản và tiêu thụ sản phẩm ngư, lưới cụ
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km và vùng đặc quyền khai thác trên một triệu km2, chiếm gần 30% diện tích biển Đông.
Đây là cơ sở quan trọng đề phát triển ngành thủy sản Việt Nam và cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dây thừng, ngư cụ.
Tiềm năng tăng trưởng
Việt Nam có vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, khu biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển ngành thủy sản và đặt mục tiêu đến năm 2012, ngành thủy sản sẽ đạt mức 7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt mức 11 tỷ USD, trong đó khai thác chiếm 35% và nuôitrồng chiếm đến 65%. Đến năm 2013, sản lượng thủy sản đạt mức 9 triệu tấn, giá trị xuât khẩu đạt mức 20 tỷ USD, trong đó khai thác chiếm 30% và nuôi trồng chiếm 70%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cả nước có khoảng hơn 130.000 tàu đánh cá, trong đó tàu đánh bắt xa bờ chỉ có khoảng hơn 22.000 chiếc. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển từ nay, chính phủ đã có nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản cũng như các nghành liên quan đến khai thác nguồn lợi từ biển và thềm lục địa, các chính sách hỗ trợ khai thác nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và chính sách hỗ trợ đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã giúp ngư dân đầu tư tăng cường lực cho hoạt động khai thác xa bờ.
Với chiến lược này, số tàu đánh bắt xa bờ đến nằm 2020 dự kiến có khoảng hơn 30.000 chiếc. Theo đó, nhu cầu về các loại dây thừng như sợi PP, chỉ, dây thừng PE, dây thừng PP 3 tao, dây thừng PP4 tao, dây thừng PP 8 tao, dây thừng có chì bên trong, chì, lưới và đèn tập hợp cá của các tàu đánh bắt xa bờ sẽ tăng đột biến trong thời gian tới.
Nắm bắt cơ hội
Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Siam Brothers Việt Nam (SBVN) đã chủ động đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản xuất và gia tăng khả năng cạnh tranh. Siam Brothers VN đã đầu tư hệ thống máy máy bện dây các loại của Ý, Đức, Ấn Độ và Thái Lan. Trong khi đó, với các sản phẩm đơn giản thì Siam Brothers Việt Nam sử dụng thiết bị do chính một công ty thành viên trong hệ thống Siam Brothers Group sản xuất.
Cụ thể, từ năm 1996-2010, Siam Brothers Việt Nam đã đầu tư khoảng 6,6 triệu USD vào thiết bị nhà xưởng. Đến năm 2011-2012, tiếp tục đầu tư 2,6 triệu USD để nâng công suất nhà máy số 1 và số 2 lên 7.000 tấn sản phẩm/năm. Tháng 6/2013, Siam Brothers Việt Nam đầu tư hơn 2,6 triệu USD vào nhà máy sản xuất thứ 3, đồng thời đầu tư 4,3 triệu USD thay thế toàn bộ dây chuyền nhà máy thứ 2. Tổng công suất của 3 nhà máy Siam Brothers Việt Nam đạt 10.000 tấn/sản phẩm/năm và có thể sản xuất được tất cả các loại dây thừng có đường kính từ 1,5 mm cho đến 120 mm và có chiều dài trên 1000m.
Sàn phẩm của Siam Brothers Việt Nam nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Kể từ năm 2013 Siam Brothers Việt Nam là công ty duy nhất tại Việt Nam thực hiện chính sách đảm bảo chất lượng trong 3 năm cho tất cả sản phẩm, có đường kính từ 12mm trở lên, trên mỗi cuộn dây đều có đính kèm tem đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, SBG còn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến nông ngư nghiệp như: các loại đèn chuyên dụng đê tập hợp cá – đây sản phẩm được chứng nhận của “Viện Khoa Học Khai Thác Thuỷ Sản – Đại Học Nha Trang” chứng nhận đánh cá rất có hiệu quả cùng với sơn chống hà dành cho tàu đánh cá, lưới đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và lưới dành cho nông nghiệp.
Theo nghiên cứu của Axis Research, “Con gà” của SBG là thương hiệu dẫn đầu thị trưởng về mức độ nhận biết và yêu thích, vượt xa các đối thủ khác. Đến nay, SBG đã phát triển được 22 nhà phân phối, 600 cửa hàng bán lẻ tại 28 tỉnh, thành duyên hải Việt Nam.
Không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước, sản phẩm của SBG còn được xuất khẩu các nước như Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Na Uy. Riêng trong năm 2016 sản phẩm của công ty vươn tới những thị trường xuất khẩu xa hơn, khó tính hơn: Đông Nam á, Nam Á (Singapore, Myanmar, Campuchia, Sri Lanka, Bangladesh), Nam Mỹ (Nicagarua) , Châu Phi (Camorun , Madagasca).
Theo thống kê, SBG hiện chiếm đến gần 40% thị phần các loại dây trong lĩnh vực nông ngư nghiệp, riêng về thị phần dây thừng dành cho ngư nghiệp chiếm đến 90%. Đặc biệt, 90% các đội tàu đánh bắt xa bờ đều dùng sản phẩm của Công ty cổ phần Siam Brothers Việt Nam (SBVN).
Trí Thức Trẻ