Tiền chẳng phải tất cả nhưng tại sao chúng ta phải liều mạng để kiếm tiền?
Một tuần chồng cô ấy mắng cô đến phát khóc mấy lần. Nếu có tiền, cô ấy đã cầm tiền ném vào mặt anh ta, chửi cả tổ tông 18 đời nhà anh ta rồi, nhưng cô ấy không có.
- 22-10-2018Nếu chỉ tập trung vào kiếm tiền, bạn sẽ "bỏ lỡ" điều thực sự cần làm để trở nên giàu có
- 18-10-2018Hãy để "cá mập" của Shark Tank Mỹ dạy bạn cách làm giàu: Đừng bao giờ tập trung vào việc kiếm tiền, hướng tới sự tự do cá nhân mới là điều quan trọng nhất
- 08-10-2018Tốc độ kiếm tiền kinh hoàng của tỷ phú giàu nhất thế giới: Làm 1 giờ bằng người khác làm... 68 năm không nghỉ!
(1)
Hồi còn học đại học tôi vẫn là một đứa ham chơi biếng làm. Trong ấn tượng của bạn bè, tôi là một đứa bé suốt ngày bỏ học, ở ký túc xá ngủ, nếu không ngủ sẽ ngồi trước màn hình máy tính chơi game.
Năm tôi tốt nghiệp nghiên cứu sinh, bố mẹ ly hôn rồi lại tái hôn, tái hôn rồi lại ly hôn, sau đó chính thức chia tay. Mùa hè năm ấy bố tôi cá độ bóng đá bị thua rất nhiều tiền, buôn bán cũng không có lãi. Mẹ tôi phải rời khỏi nhà cũ, mẹ hơn 50 tuổi cùng với bà ngoại hơn 70 tuổi sống trong một căn nhà trọ nhỏ đi thuê. Mỗi lần gọi điện thoại hỏi thăm tình hình bà và mẹ, hai người đều nói rất tốt, để tôi không phải lo lắng.
Có lần dì cả gọi điện kể tôi nghe về tình hình của mẹ. Tôi mới biết mẹ đã nói dối. Bố lầm đường lạc lối mấy chục năm, mẹ khóc cạn nước mắt từ lâu, thế nên có rất ít chuyện có thể khiến bà khóc. Dì cả nói, dạo này mẹ tôi cứ khóc suốt.
Cũng đúng thôi, chỉ những người như chúng tôi mới hiểu được cảm giác thê thảm khi không có nhà để ở. Nhất là về già vẫn không có nhà thì còn kinh khủng hơn. Bạn đã già rồi và sống cùng với người già hơn bạn nữa, nhưng lại phải đi thuê phòng.
Dì cả nói, mẹ tôi mất ngủ mấy tháng nay rồi. Bà thậm chí không dám đi ra ngoài, sợ gặp người quen sẽ bị hỏi này hỏi kia, càng sợ gặp những người tỏ ra thương hại mình. Mẹ tôi là người mạnh mẽ, bà ghét nhất bị người khác thương hại.
Cúp điện thoại của dì, tôi nói với biên tập có việc quan trọng hãy gọi, tôi phải chăm chỉ tập trung.
Sau đó, mỗi tuần tôi viết 8-12 bài, khoảng 230 nghìn từ. Có lần tôi ngồi viết liên tục 49 tiếng, hai ngày hai đêm ngồi trước máy tính, uống tám cốc cà phê, không ngủ phút nào, để viết ra một phần mềm quảng cáo, có thể lĩnh được 7 triệu đồng.
Tôi còn làm thêm, kiêm viết bài cho một số tạp chí khác, mỗi tháng viết vài chục nghìn từ. Khi đó biên tập tạp chí rất yêu mến tôi, vì tôi quá siêng năng, chăm chỉ. Tôi đã trở thành một cái máy sáng tác, bạn bè xung quanh đều nói tôi đang thèm tiền, điên vì tiền. Đúng thế, tôi đang rất thèm tiền, thèm muốn điên đây. Tôi phải mua được cho mẹ một ngôi nhà.
(2)
Hãy tưởng tượng tình cảnh thế này:
"Đây là 100 triệu, hãy chia tay con trai tôi đi."
"Đây là 100 triệu, hãy để tôi nuôi cháu tôi đi."
Ai không muốn bá đạo như vậy chứ?
Nhiều khi tiền chính là tự do.
Nhiều khi tiền chính là danh dự.
Tôi có một cô bạn gái rất gan dạ, là giảng viên đại học, thu nhập gần 10 triệu một tháng. Cô ấy biết rất rõ gia đình nhà chồng coi thường cô ấy kiếm được ít tiền, không xứng đáng với con trai bảo bối một tháng thu nhập gần trăn triệu của họ, nhưng cô ấy vẫn lấy anh ta. Cô ấy nghĩ tình yêu có thể vượt qua tất cả. Hiện tại họ đã kết hôn được ba năm và có một cậu con trai sáu tháng tuổi.
Cô ấy rất muốn quay trở lại ngày xưa, vì cuộc sống hiện tại đã khiến cô ấy đánh mất chính mình.
Cuộc hôn nhân của họ từ khi bắt đầu đã không môn đăng hộ đối. Gia đình nhà chồng cảm thấy cô ấy trèo cao; ban đầu chồng cô ấy còn chống đối, nhưng bị bố mẹ tẩy não, lâu dần anh ta cũng không ưa những việc cô ấy làm. Cô ấy gửi về cho mẹ đẻ 300 nghìn, chồng cô ấy cũng mặt nặng mày nhẹ. Có lần cô ấy mua tặng mẹ mình một chiếc áo lông hơn 1 triệu đồng, chồng cô ấy khó chịu ra mặt, vợ chồng chiến tranh lạnh hơn chục ngày. Cuối cùng cô ấy phải viết một bản kiểm điểm, sự việc này mới kết thúc.
Chồng cô ấy suốt ngày bảo cô ấy phải tiết kiệm kiêm phục giúp gia đình, sau đó yêu cầu cô ấy làm một bảng dự trù kinh phí, ghi chép chi tiết từng khoản thu chi trong ngày; còn giới hạn tiền mua hoa quả không được quá 25 nghìn. Sau đó, có hôm cô ấy mua một chùm nho hết 35 nghìn, cô ấy cảm thấy rất vui nhưng chồng cô ấy lại tức giận. Không phải đã nói tiền mua hoa quả không được vượt quá 25 nghìn, tại sao lại tiêu vượt quá 10 nghìn? Chồng cô ấy đã nhiếc móc vợ suốt hai tiếng đồng hồ.
Một tuần chồng cô ấy mắng cô đến phát khóc mấy lần. Nếu có tiền, cô ấy đã cầm tiền ném vào mặt anh ta, chửi cả tổ tông 18 đời nhà anh ta rồi, nhưng cô ấy không có.
Có nhiều người phụ nữ liều mạng kiếm tiền là để yêu được người đàn ông mình yêu. Còn cô ấy muốn liều mạng kiếm tiền là để chứng minh không có chồng, mình vẫn có thể sống tốt.
(3)
Đồng nghiệp của tôi, một em gái sinh năm 1994 rất xinh đẹp. Bố mẹ cô ấy đã định sẵn cho cô ấy trở thành một công chức nhà nước, làm công việc nhàn hạ, lấy một công tử con nhà giàu, sống cuộc đời an nhàn. Cô ấy không thích như vậy. Cô ấy lựa chọn công việc mình yêu thích, chấp nhận nghe bố mẹ la mắng hằng ngày. Bố cô ấy thậm chí còn tát cô ấy trước mặt họ hàng vì đã không tuân theo sắp xếp của gia đình.
Hiện tại mỗi ngày cô ấy làm việc hơn 15 tiếng để chứng minh rằng: Làm công việc mình thích cũng có thể kiếm được nhiều tiền, cũng có thể có mức sống tốt, bố mẹ đừng mắng nhiếc nữa được không?
Tác giả Dương Hi Văn từng viết: "Tôi thích tiền, tôi thích những đồng tiền có lai lịch trong sạch rõ ràng, ẩn chứa hương vị của sự vất vả và kiên định, để khi cùng bạn trai hẹn hò tôi có thể phóng khoáng cầm lấy hóa đơn nói để em trả; để những khi buồn, có thể tự mình đi ăn một bữa ngon tại một nhà hàng sang trọng nhất mà không cần phải cân nhắc giá."
* Nội dung bài viết trích từ cuốn "Sống thực tế giữa đời thực dụng", tác giả Mễ Mông.
Trí thức trẻ