MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiền rơi trên mặt đất phải nhiều tới mức nào thì mới đáng để Bill Gates cúi xuống nhặt?

16-07-2017 - 11:10 AM | Tài chính quốc tế

Giới hạn của tôi là "nhặt bất cứ đồng tiền nào rơi trên mặt đất". Còn giới hạn của Bill Gates, theo nhà vật lý nổi tiếng Neil deGrasse Tyson thì lại khác.

Thấy tiền rơi trên đường, bạn sẽ luôn phân vân xem số tiền ấy có đủ lớn để dừng lại nhặt không. Cứ tưởng tượng đang đi bộ mà nhìn thấy tờ 500 VNĐ, bạn sẽ lưỡng lự nhưng thấy tờ 5.000 VNĐ, khả năng cao là bạn sẽ cúi xuống nhặt. Nhưng nếu như bạn đã đủ giàu rồi, thì có khi tờ 5.000 VNĐ đó lại không đáng cúi xuống nhặt.

Đừng để tiền rơi. Hình ảnh từ chương trình truyền hình cùng tên được chiếu trên VTV3.
Đừng để tiền rơi. Hình ảnh từ chương trình truyền hình cùng tên được chiếu trên VTV3.

Và dựa trên vấn đề tài chính nhức nhối ấy, nhà vật lý học, nhà nghiên cứu, nhà khoa học Neil deGrasse Tyson ngồi tính toán xem một người giàu sụ với số tài khoản kếch sù liệu có cúi xuống nhặt vài đồng lẻ không.

Nghĩ tới người giàu, bạn nghĩ tới ai? Nhiều gương mặt tự nhiên hiện lên trong đầu ta, nhưng miệng ta có lẽ sẽ bật ra hai từ “Bill Gates”. Tại sao ư? Có lẽ là vì Bill Gates là một ví dụ cực kì gần gũi, bởi vì đó là một tấm gương cho những thanh niên như chúng ta: từ một gã thích mày mò công nghệ, ông trở thành tỉ phú nhờ chính những gì mình học và tích lũy được. Một phần có lẽ là vì Bill Gates VẪN là người giàu nhất hành tinh.

Quá khứ của Bill Gates có lẽ không cần phải nhắc lại quá nhiều nữa, điều ta quan tâm ở đây là khi Bill Gates thấy tiền rơi, số tiền ấy phải lớn tới mức nào để Gates bỏ ra chút công sức để cúi xuống nhặt? Neil deGrasse Tyson, nhà vật lý học vũ trụ nổi tiếng đã lý giải điều này bằng suy luận của ông.

Một chút về Neil deGrasse Tyson cho những ai chưa biết: ông là một nhà vật lý học vũ trụ, một chuyên gia về thuyết vũ trụ và một diễn giả khoa học nổi tiếng được nhiều người yêu mến.

Ông lấy mình làm ví dụ để so sánh với Bill Gates trong câu đố tiền rơi này, rằng khi thấy một đồng xu lẻ (nickle) thì ông sẽ bỏ qua nó nhưng nếu thấy một đồng 25 cent, ông sẽ cúi xuống nhặt, sau khi suy xét việc có thể dùng đồng xu ấy để mua đồ ở máy bán hàng tự động, trả tiền gửi xe, ... Vậy thì, mốc 25 cent (0,25 USD) sẽ là giới hạn dưới, mức tiền yêu cầu để Tyson cúi xuống nhặt.

Áp dụng phép so sánh ấy, với số tiền Tyson và Bill Gates có ở thời điểm phép tính này đưa ra – số tài sản của Tyson không rõ nhưng của Bill Gates lúc ấy được giả định là 50 tỷ USD – thì Bill Gates phải thấy một cục tiền 45.000 USD nằm rơi trên nền đất, thì ông mới cúi xuống nhặt. Nói một cách khác, thì 45.000 USD với Bill Gates cũng chỉ là “tiền lẻ”, bằng 0,25 USD của một người bình thường.

Một phép so sánh khác, giá trị tài sản ròng của Gates năm 2013 (tổng tài sản trừ đi tổng nợ sẽ ra giá trị tài sản ròng, net worth) là 72 tỷ USD. Gates với tỷ suất lợi tức của việc đầu tư là 6% thì ông sẽ kiếm được 116,3 USD mỗi giây. Từ đó, ta có thể thấy Bill Gates sẽ phải cân nhắc, tính toán việc nhặt tiền như thế nào. Một sự thật nữa, năm nay là năm 2017 và hiện Gates đang có giá trị tài sản là 88,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, đó chỉ là những con số được tính toán trên mặt giấy. Ta không thể dựa vào đó để đánh giá rằng Bill Gates giàu nên chẳng màng vật chất, chê tiền rơi dưới mặt đất được. Biết đâu ông vẫn cứ nhặt vì tiền nào chẳng là tiền? Với cả, cổ nhân đã có câu “năng nhặt chặt bị” hay có lẽ, các cụ nhà Bill Gates cũng dặn lại rằng “a penny saved is a penny earned”, dịch đơn giản là là “mỗi một đồng tiết kiệm được là một đồng mình kiếm được".

Theo Dink

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên