Tiến sĩ Đại học Harvard nói: Muốn con thay đổi NGOẠN MỤC, hãy đưa đến 2 ĐỊA ĐIỂM này, xa tận chân trời, gần ngay trước mắt
Ngay khi con còn nhỏ, cha mẹ cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản tại 2 nơi quen thuộc này để giúp con phát triển vượt trội trong tương lai.
- 21-11-2021Cô gái từng bị nhận xét không thi nổi đại học quyết tâm vay tiền tỷ để hiện thực hóa giấc mơ: Kết quả ngọt ngào của nữ Tiến sĩ Luật ĐH Harvard, thành danh khiến ai cũng ngưỡng mộ
- 04-12-2020Một ngành học không bao giờ lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục, đến cả tiến sĩ đại học Harvard cũng đề cao như thế này
- 26-07-2020Tiến sĩ tại Đại học Harvard chỉ ra cách tư duy giúp bạn nắm chắc thành công trong tương lai
Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều như tờ giấy trắng, cha mẹ tô vẽ lên như thế nào thì con sẽ thành như vậy. Chính vì thế, vai trò tác động của cha mẹ cũng như môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý và sự phát triển của trẻ sau này.
Ông James Rothaman - Tiến sĩ nổi tiếng dành giải Nobel Y học 2013 (Đại học Harvard, Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu với 84 trẻ em và nhận ra nhiều điều thú vị. Những đứa trẻ chăm chỉ vào phòng bếp và đến siêu thị khi còn nhỏ (khoảng 4 – 6 tuổi) đạt thành tựu trong học tập và sự nghiệp cao hơn những đứa trẻ không thường xuyên đến 2 nơi này.
Chân dung Tiến sĩ James Rothaman.
Hai địa điểm mà cha mẹ nhất định phải đưa con đến thường xuyên
1. Phòng bếp
Phòng bếp là một nơi đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không thích con cái vào bếp bởi sợ con có thể gặp nguy hiểm trước những vật dụng nấu nướng. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, gian bếp chính là nơi tuyệt vời để rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng cho con.
Lợi ích 1: Rèn luyện cho trẻ thói quen làm việc nhà
Ngày nay, công nghệ phát triển và gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Đa số trẻ em đều học tập, giải trí trên thiết bị điện tử, dẫn đến ngại lao động, ngại hoạt động thể chất. Điều này khiến trẻ bị chây ì, có phần chậm chạp. Vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên nhờ con giúp việc bếp núc như: Nhặt rau, nấu cơm, chế biến thức ăn,…
Như vậy, trẻ vừa trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát lại vừa có thói quen làm việc nhà. Tuy đây là những công việc đơn giản nhưng giúp đỡ được cha mẹ rất nhiều.
Ảnh minh hoạ.
Lợi ích 2: Rèn luyện khả năng tư duy
Với mỗi món ăn lại có nhiều cách chế biến khác nhau bằng cách sử dụng linh hoạt các nguyên liệu, gia vị. Vì vậy, cha mẹ có thể để con vào bếp nhằm rèn luyện khả năng quan sát, khả năng tư duy. Từ những việc làm nhỏ trong cuộc sống, hãy giúp con phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Lợi ích 3: Giúp trẻ cảm nhận sự ấm áp của gia đình
Phòng bếp là khu vực chức năng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bởi đây không chỉ là nơi nấu nướng những món ăn ngon phục vụ cho cuộc sống mà còn là nơi giúp hâm nóng và vun đắp tình cảm các thành viên. Bếp chính là nơi hạnh phúc, đầm ấm nhất, là nơi lưu giữ khoảnh khắc gia đình sum vầy bên mâm cơm.
Vì vậy, hãy tích cực để con vào bếp, cùng hợp tác chế biến nhiều món ăn. Qua đó giúp trẻ cảm nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho mình.
2. Siêu thị
Lợi ích 1: Phát triển kỹ năng tài chính
Theo quan điểm của các Chuyên gia Giáo dục, việc quản lý tài chính nên được bắt đầu từ khi con còn nhỏ. Độ tuổi thích hợp để học các khái niệm tài chính là từ 3 – 6 tuổi. Lúc này, cha mẹ có thể dạy con vài kiến thức đơn giản như: Mệnh giá đồng tiền, mua những món đồ nhỏ,… Đến khi con 7 – 11 tuổi, hãy để con làm một số việc như: Mở tài khoản ngân hàng, giao tiền tiêu vặt, học cách đọc nhãn sản phẩm,… Sau 12 tuổi, cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, giao dịch,…
Ảnh minh hoạ.
Để phát triển kỹ năng tài chính cho con, cha mẹ hãy thường xuyên đưa con đi siêu thị. Nhưng tuyệt đối không để con tung hoành, chạy nhảy khắp nơi mà cần có kế hoạch rõ ràng. Chẳng hạn, cha mẹ hãy lập ra danh sách mua sắm hàng hoá và yêu cầu con cùng tìm chọn sản phẩm. Cách này giúp trẻ hiểu rõ mục tiêu của mình và có sự phân bổ tài chính hợp lý.
Lợi ích 2: Dạy trẻ quy tắc xã hội và phép xã giao
Siêu thị là nơi lý tưởng để dạy trẻ những quy tắc xã hội. Khi đi mua sắm, hãy để con tự đẩy xe hàng, tự tìm sản phẩm và so sánh giá cả. Với những món đồ không mua, cha mẹ cần hướng dẫn con xếp ngay ngắn theo đúng vị trí ban đầu, tránh để lại lộn xộn. Ngoài ra, khi đợi thanh toán, hãy dặn con phải xếp hàng lịch sự và không quên nói lời cảm ơn với người bán. Đây là phép tắc xã giao tối thiểu mà con cần được rèn luyện ngay khi còn nhỏ.
Một số nơi không nên đưa con đến khi con còn nhỏ
Tang lễ: Đám tang rất trang trọng, cần sự nghiêm túc. Nhưng trẻ nhỏ thường chưa hiểu hết chuyện, dễ dẫn đến hành động nghịch ngợm, quấy phá, gây ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy, trong những trường hợp không cần thiết, cha mẹ không nên đưa con đến nơi này.
Bệnh viện: Đây là nơi có nhiều vi khuẩn lưu trú. Dù bệnh viện thường xuyên được khử khuẩn nhưng vẫn tồn đọng nhiều mầm bệnh. Sức đề kháng thể chất của trẻ rất thấp nên trừ trường hợp cấp thiết, còn ngoài ra cha mẹ không nên đưa con đến bệnh viện. Hơn nữa, những đứa trẻ nghịch ngợm còn làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Quán Karaoke: Trong thời đại ngày nay, nhiều gia đình thường lựa chọn đến quán Karaoke vào cuối tuần để giải toả căng thẳng, áp lực. Đối với người lớn, đây là nơi để thư giãn, nhưng đây không phải là địa điểm vui chơi dành cho trẻ nhỏ. Bởi trong phòng kín, tiếng nhạc lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ. Ánh sáng trong phòng không dịu, cũng gây hại cho thị giác. Nếu muốn con thư giãn, cha mẹ nên đầu tư một bộ âm thanh phù hợp để con xem ti vi ở nhà.
Ảnh minh hoạ.
Giáo dục con cái là cả một chặng đường dài và đầy thách thức. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để học hỏi và khám phá. Phương pháp nuôi dạy khoa học sẽ giúp con khoẻ mạnh về thể chất và phát triển trí tuệ trong tương lai.
Pháp luật và bạn đọc