Tiến sĩ ĐH Thanh Hoa từ chối cơ hội vàng, về quê mua đất trồng rau, nuôi lợn: Lam lũ gần 11 năm trời và cái kết không ai ngờ tới
Chọn cho mình một lối đi riêng, không ai có thể ngờ tới cô tiến sĩ này lại co thể đi đến ngày hôm nay nhờ "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".
- 09-02-2022Để “năm Hổ đầu tư không khổ”: Muốn "đi săn" tốt, chuyên gia mách 2 nhân tố không thể quên
- 09-02-20222 kiểu tư duy tiết lộ cách họ kiếm tiền ‘dễ như chơi’ của người Do Thái, đáng nói ai cũng có thể học hỏi ngay từ khi còn nhỏ!
- 09-02-2022Bài học về EQ thần chứng khoán Warren Buffett đã áp dụng thành công suốt 40 năm qua: Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn ngày hôm nay!
Ngày 16 tháng 3 năm 2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Geneva đã công bố danh sách “Các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu” năm 2016. Có 121 thanh niên thuộc mọi tầng lớp xã hội trên thế giới ở độ tuổi dưới 40. Được biết đến là người có nhiều thành tích nhất trong mọi lĩnh vực.
Có rất nhiều gương mặt được góp mặt trong danh sách này và hầu hết họ đều thuộc một số lĩnh vực đang hot hiện nay.
Những người tinh mắt nhận ra trong danh sách có một người phụ nữ tên Thạch Yên được giới thiệu là chủ của trang trại "Share the Harvest" (Phân phối vụ mùa). Đây là trang trại đầu tiên trên toàn Trung Quốc kết nối trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng.
Thu nhập hàng năm của chủ trang trại Thạch Yên hiện tại là khoảng hơn 1 triệu USD.
Là một nữ tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, cơ hội rộng mở, nhưng cô lại chọn làm nông dân, lam lũ suốt 11 năm. Vậy điều gì đã khiến cô gái trẻ quyết định như vậy và cô ấy đã phải trải qua những gì để đạt được những điều như ngày hôm nay.
Thạch Yên sống với đam mê của mình bất chấp nhiều định kiến. Nguồn: Toutiao
Từ giấc mơ thời thơ ấu đến tấm bằng danh giá Đại học Thanh Hoa
Thạch Yên sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Cô có tài năng và thông minh từ nhỏ. Sau khi học hết cấp 3, mọi người không bất ngờ khi cô đạt được thành tích rất cao trong kỳ thi Đại học. Với số điểm của Thạch Yên lúc bấy giờ, cô hoàn toàn có thể chọn những trường đại học ở danh giá ở top đầu. Tuy nhiên, cuối cùng cô lại lựa chọn Đại học Nông nghiệp Hà Bắc với chuyên ngành Nông nghiệp mà mình yêu thích.
Sự lựa chọn này có nguồn gốc từ trải nghiệm thời thơ ấu của Thạch Yên. Khi còn nhỏ, cô đã đến vùng nông thôn để trải nghiệm cuộc sống với cha mẹ. Họ là nhân viên tại các trang trại lớn. Đó là cơ duyên giúp Thạch Yên nhận ra niềm đam mê làm nông nghiệp của mình.
Trong quá trình học đại học, Thạch Yên đã nỗ lực cải thiện bản thân. Cô tham gia nhiều hoạt động ở trường với tư cách trưởng ban tổ chức. Ngoài ra, Thạch Yên còn giành được rất nhiều học bổng.
Thời gian rảnh rỗi cô làm gia sư tiếng Anh, vừa làm gia sư tiếng Anh vừa cải thiện trình độ tiếng anh của bản thân, cuối cùng xuất sắc đạt được 91,5 điểm cho kỳ thi CET4 (kỳ thi tiếng Anh toàn Trung Quốc do Vụ Giáo dục Cao đẳng Đại học thuộc Bộ Giáo dục tổ chức). Đây cũng có thể là bước đệm cho việc đi du học sau này cả Thạch Yên.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Bắc, Thạch Yên muốn nâng cao trình độ của bản thân nên có đã tiếp tục theo học thạc sĩ tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc. Tiếp sau đó, cô đến Đại học Thanh Hoa để theo học hệ tiến sĩ. Với những thành tích ấn tượng của Thạch Yên tại các trường đại học danh giá chắc hẳn ai cũng tin rằng cô sẽ có được một công việc ưng ý và nhàn hạ. Tuy nhiên, cuộc đời của cô vẫn chưa dừng lại ở đó.
Đi thật xa để trở về
Cô gái trẻ học hỏi không ngừng. Ảnh: Toutiao
Sau khi hoàn thành các khóa học chuyên sâu về nông nghiệp, cô được giới thiệu làm nghiên cứu sinh trong một chương trình nghiên cứu trang trại sinh thái của Học viện Thương mại và Chính sách Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Thạch Yên đã nghiên cứu kiến thức về nông nghiệp trong nhiều năm như vậy nhưng khi thực sự đặt chân đến một vùng đất xa lạ, cô mới thấy mọi thứ ở đó khác xa so với những gì mình tưởng tượng.
"Trang trại Địa Thăng” ở Minnesota (một tiểu bang phía bắc Hoa Kỳ) rất khác với các trang trại truyền thống ở quốc gia này. Nó được điều hành bởi một vợ chồng và một vài thực tập sinh. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã rất chú trọng đến khái niệm bảo vệ môi trường và nhiều loại thuốc khác ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Tất cả các loại thuốc hóa học đều bị cấm, đồng nghĩa với việc cường độ lao động sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, để không phụ lòng mong đợi của các cố vấn, Thạch Yên vẫn kiên trì, cô bận rộn từ bảy giờ sáng đến năm giờ tối mỗi ngày để nghiên cứu.
Sau nửa năm vất vả nghiên cứu, Thạch Yên dần hiểu ra nhiều bài học trong nông nghiệp vì vậy cô quyết định đem những điều đã học được về quê hương phát triển.
Cô quyết định về quê làm “nông dân”!
Tại sao Thạch Yên lại chọn con đường này?
Trước hết, mọi người phải hiểu rằng nông dân theo nghĩa mà Thạch Yên hướng tới không giống theo nghĩa truyền thống. Mục đích của cô khi làm việc này là thành lập một trang trại CSA (mô hình nông nghiệp cộng đồng, hệ thống kết nối người sản xuất và người tiêu dùng trong chuỗi thực phẩm thông qua việc cho phép người tiêu dùng đăng ký sản phẩm trước với trang trại) tại Trung Quốc. Ý tưởng này được bén rễ trong lòng Thạch Yên sau khi cô trở về từ Hoa Kỳ.
Cô hy vọng rằng nền nông nghiệp của Trung Quốc sẽ phát triển, và đất đai của Trung Quốc sẽ có thể trồng các loại rau tốt hơn. Để đạt được điều này, cần phải tham khảo các trang trại CSA ở Hoa Kỳ. Thực tế, trang trại CSA không còn xa lạ với mọi người, đây là trang trại chuyên trồng rau củ quả hữu cơ, so với các loại rau củ quả thông thường thì trang trại hữu cơ giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.
Nhưng một giấc mơ có vẻ "viển vông" của cô ban đầu chắc chắn phải chịu những lời chế giễu từ những người xung quanh. Ngay cả người nhà của Thạch Yên cũng không ủng hộ cô. Họ cho rằng ý tưởng của cô rất hoang đường và không thực tế.
Nhưng Thạch Yên có khả năng lựa chọn và can đảm để lựa chọn. Cô quyết đi theo con đường mà mình đã chọn dù có gặp bao nhiêu chông gai. Chính chồng cô đã bỏ việc để cùng đồng hành với cô trên con đường mới này.
Trở thành “nông dân” với thu nhập 1 triệu USD hàng năm
Bất chấp sự phản đối của những người xung quanh và những khó khăn trước mắt, Thạch Yên bắt đầu cuộc hành trình của mình. Bước đầu tiên của nghề nông là phải có đất. Thạch Yên rõ ràng hiểu điều này, cô ấy đã dốc sạch tiền tiết kiệm và vay mượn để mua 350 mẫu đất ở ngoại ô Bắc Kinh.
Cô đặt tên vùng đất là "Sharing Harvest Farm". Về sau, trang trại của cô ngày càng lớn mạnh và vượt xa sự mong đợi của mọi người. Thạch Yên đã thành công trong hành trình lập nghiệp gian nan này.
Trước cuối năm 2020, Thạch Yên đã thành lập liên minh sinh thái của riêng mình tại 16 tỉnh thành trên cả nước, đồng thời trang trại của cô cũng trở thành cơ sở đào tạo.
Tháng 6 năm 2021 Thạch Yên cùng chồng là Trình Tồn Vượng đã có đứa con đầu lòng trong niềm vui sướng của tất cả mọi người. Chồng cô cũng là một người rất thích trồng trọt và chăn nuôi, họ gặp nhau khi cùng là tình nguyện viên khi còn học đại học và tình yêu ấy đã được hun đúc và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Cuộc sống viên mãn sau 11 năm lập nghiệp. Ảnh: Toutiao
Nếu không có dịch bệnh, Thạch Yên đã xuất hiện tại Hội nghị CSA quốc tế để thảo luận về vấn đề lương thực với đại diện các nước. Liên minh này có quy mô toàn cầu với hơn 3 triệu thành viên.
Giờ đây, Thạch Yên đã gắn bó với mảnh đất này được 11 năm, và hành trình theo đuổi đam mê của cô vẫn tiếp tục.
Theo Toutiao, 163