Tiến sĩ Lê Thẩm Dương trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu tiền thì mới nên kết hôn? Nhiều bạn trẻ bất ngờ với lời đáp
"Đã có tiền đâu mà cưới! Bao giờ giàu thì cưới" - Tiền bạc có phải là một rào cản cho tình yêu của người trẻ. Câu trả lời của Tiến sĩ "triệu view" Lê Thẩm Dương sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của bạn.
- 28-11-2018Phỏng vấn dạo: Tại sao bạn lại nghỉ việc?
- 27-11-2018Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Muốn "khá" lên được thì mỗi người cần phải hiểu được 4 giai đoạn và 4 cách kiếm tiền này
Bao giờ mới là thời điểm thích hợp để kết hôn? Đó là điều băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Kết hôn sớm thì sự nghiệm dở dang, "tiền đâu mà cưới", còn chờ đợi thì không biết đến bao giờ. Trước thắc mắc này, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có câu trả lời cho những người trẻ trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Tiêu dùng 24, phát sóng trên VTV.
Theo Tiến sĩ Dương, có tiền mà cưới thì bao giờ cũng tốt hơn, nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều người trẻ mới bắt đầu sự nghiệp, chưa có gì trong tay vẫn kết hôn. Vì thế, điều này cũng không phải là một "định lý" mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người.
"Với một thanh niên trẻ thì điều quan trọng nhất là xu hướng của anh ta. Một anh chàng nhiều tiền mà cưới xong, xu hướng đi xuống, 4 năm là vỡ tan trận. Đấy là thời gian dài nhất đấy. Một sinh viên nghèo mà xu hướng đi lên tại sao lại không cưới. Khi đó bạn vừa có một tình yêu đẹp, 10 năm sau lại có cả cơ nghiệp. Cho nên linh hồn là khi đạt đến chỉ số xu hướng thì hãy cưới", Tiến sĩ "triệu view" Lê Thẩm Dương phân tích.
Nói về đám cưới, ông cho rằng "0 đồng cũng cưới được". Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, nhà từ thiện, quỹ đầu tư tổ chức các đám cưới tập thể. Ở đó, cô dâu chú rể có thể chỉ cần mỗi giấy đăng ký kết hôn mà không cần có đồng nào trong tay vẫn có thể làm đám cưới. "Một đám cưới lấy hạnh phúc làm đầu thì dù 0 đồng vẫn cưới được", Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho các bạn trẻ lời khuyên.
Đám cưới có thể "0 đồng", nhưng cuộc sống hôn nhân thì đòi hỏi rất nhiều chi phí khác. Với một cặp đôi sinh sống tại các thành phố như Hà Nội, TP HCM có mức lương khoảng 10 triệu/người, thì việc chi tiêu cũng rất cần cân nhắc.
Bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương lại nêu ra phương pháp quản lý tài chính bằng "chiến thuật phòng thủ, giảm chi tới mức tối đa" và phân chia thu nhập thành các phần.
Cụ thể là: 55% cho chi tiêu thiết yếu, 10% cho dự phòng dài hạn cho con cái, 10% cho học hành, đầu tư "sức khỏe não", 5% cho đi và 20% quỹ tài chính tự do. Khi có thể thực hiện được việc quản lý tài chính như thế này, các gia đình trẻ sẽ có được cách chi tiêu hợp lý, cuộc sống gia đình thường nhật sẽ được đảm bảo ở một mức nào đó.
*Theo VTV24 MONEY.