MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiến sĩ, nhà tâm lý học kinh nghiệm 30 năm khuyên: Muốn biết vợ chồng còn yêu nhau không, hãy tự hỏi bản thân 3 câu

17-06-2024 - 12:10 PM | Sống

Tiến sĩ, nhà tâm lý học kinh nghiệm 30 năm khuyên: Muốn biết vợ chồng còn yêu nhau không, hãy tự hỏi bản thân 3 câu

Tình yêu có thể phát triển hoặc phai nhạt theo thời gian, bởi vậy điều bạn cần làm đó là xác định rõ cảm xúc của bản thân để duy trì hôn nhân.

Vô số người tự hỏi liệu họ có còn yêu người bạn đời thân thiết của mình không (có lẽ bạn là một trong số họ). Sự không chắc chắn về cảm xúc thực sự của bạn dành cho đối phương có thể khiến bạn phát điên. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều muốn có cảm giác an toàn và gắn bó với người mà chúng ta chọn làm vợ/chồng.

Việc xác định xem bạn có còn yêu người ấy hay không có thể mang tính cá nhân sâu sắc và đôi khi là thách thức. Tuy nhiên, điều này có thể giúp làm sáng tỏ cảm xúc thật của bạn.

Tiến sĩ Jeffrey Bernstein, nhà tâm lý học người Mỹ với hơn 30 năm kinh nghiệm trị liệu cho các cặp vợ chồng, gia đình khuyên nên trả lời ba câu hỏi dưới đây để biết còn tình cảm với bạn đời hay không.

Bạn có nhớ vợ (chồng) mình không?

Thấy nhớ ai đó có nghĩa họ giữ vị trí quan trọng trong trái tim và tâm trí bạn. Khi hai người xa nhau, dù vì công việc, du lịch hay vì những cam kết khác, khao khát được ở bên sẽ cho thấy tình cảm của hai người vẫn bền chặt.

Tiến sĩ, nhà tâm lý học kinh nghiệm 30 năm khuyên: Muốn biết vợ chồng còn yêu nhau không, hãy tự hỏi bản thân 3 câu- Ảnh 1.

Việc nhớ bạn đời không chỉ dừng lại ở sự hiện diện về mặt thể chất, đó là cảm giác nhớ giọng nói, tiếng cười và sự an ủi người ấy mang đến.

Thường xuyên nghĩ về người ấy khi không bên cạnh cho thấy họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Bạn cảm thấy phấn khích khi được gặp sau thời gian dài hoặc nhớ đến sự hỗ trợ của anh/cô ấy trong những thời điểm khó khăn. Đó là phản ứng tự nhiên của con người khi khát khao sự có mặt của người ta yêu thương. Cảm giác này là minh chứng cho mối quan hệ tình cảm sâu sắc.

Tuy nhiên, cần phân biệt với sự lệ thuộc. Khao khát lành mạnh là việc trân trọng và đánh giá cao sự hiện diện của đối tác, trong khi sự phụ thuộc là bạn không thể cảm thấy trọn vẹn nếu không có họ.

Bạn thích ở bên cạnh người đó không?

Các mối quan hệ phát triển dựa trên sự đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm. Bạn có mong chờ những hoạt động cùng nhau? Bạn có tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản như ăn sáng cùng nhau hay xem phim trên sofa không?

Cảm thấy tận hưởng khi ở bên nhau là nền tảng của mối quan hệ yêu đương. Điều đó có nghĩa bạn đánh giá cao con người họ, quý trọng thời gian bên nhau. Đó là cảm giác thoải mái, vui vẻ khi ở cạnh họ. Sự thích thú này không chỉ trong những hoạt động như du lịch hay chuyến phiêu lưu, nó đến cả trong những khoảnh khắc bình dị mỗi ngày.

Ngược lại, nếu bạn thấy thờ ơ hoặc không muốn dành thời gian ở bên bạn đời, nên xem lại cảm xúc của mình. Tình yêu thường được thể hiện qua niềm vui và sự mãn nguyện đến từ việc đơn giản là ở bên nhau.

Bạn có nhìn thấy tương lai cùng nhau không?

Hình dung về một tương lai chung là dấu hiệu sâu sắc của tình yêu bền vững. Nó liên quan đến việc xem xét các kế hoạch, mục tiêu và ước mơ dài hạn, xem người bạn đời là một phần của khát vọng đó.

Tiến sĩ, nhà tâm lý học kinh nghiệm 30 năm khuyên: Muốn biết vợ chồng còn yêu nhau không, hãy tự hỏi bản thân 3 câu- Ảnh 2.

Các bạn có thảo luận kế hoạch cùng nhau không? Bạn có nghĩ xem cuộc sống sẽ như thế nào khi có họ bên cạnh những năm về sau không?

Cùng nhau nghĩ đến tương lai có nghĩa bạn sẵn sàng đầu tư vào mối quan hệ và vượt qua thử thách. Nó phản ánh cam kết cùng nhau phát triển và đối mặt với những thăng trầm cuộc sống với tư cách là một nhóm. Tư duy cầu tiến này rất quan trọng để duy trì một mối quan hệ lâu dài, cho thấy bạn coi trọng người bạn đời.

Thảo luận và sắp xếp các mục tiêu trong tương lai có thể củng cố mối quan hệ. Nó đảm bảo cả hai đều cùng quan điểm và hướng đến mục tiêu chung.

Nếu bạn không thể tưởng tượng được tương lai không có người ấy, chứng tỏ tình yêu bạn dành cho anh/cô ấy vẫn bền vững.

Theo Psychology Today


Theo Nguyễn Phượng

Đời sống pháp luật

Trở lên trên