Tiến sĩ thần kinh học: Mỗi ngày kiên trì yêu cầu con làm 3 việc trước khi ngủ, trở thành học sinh giỏi không khó
Con cái học giỏi là niềm tự hào của mỗi bậc cha mẹ. Tuy nhiên, giữa thực tế và lý tưởng luôn có khoảng cách, nhiều trẻ không giỏi ngay từ khi sinh ra mà cần có phương pháp để cải thiện một cách hiệu quả.
- 30-10-2023Đi họp lớp "vui mồm" tiết lộ lương hưu 24 triệu, sau 1 tháng, tôi vội đổi số điện thoại
- 30-10-20232 thứ nước là “thuốc loại bỏ huyết khối” tự nhiên, uống vài ngụm mỗi ngày giúp máu trong veo, cặn bẩn bay sạch
- 19-10-2023Không kết hôn sinh con, “Thánh cô Nhậm Doanh Doanh” U60 vẫn trẻ trung như tuổi đôi mươi
"Tại sao con nhà người ta học được, mà con nhà mình học mãi không tiến bộ?"
Đây chắc hẳn là câu hỏi chung của nhiều vị phụ huynh. Gia đình của Tiểu Hổ cũng vậy. Mẹ Tiểu Hổ thường xuyên trao đổi với giáo viên về việc học tập của con ở trường mà còn giám sát việc làm bài tập về nhà của con hàng ngày. Thấy điểm của con không cải thiện, mẹ Tiểu Hổ đã chi rất nhiều tiền để đăng ký cho con vào các trường học thêm và thuê gia sư kèm cặp tại nhà.
Tuy nhiên, tới kỳ thi tiếp theo, Tiểu Hổ vẫn chỉ đạt kết quả rất trung bình, điều này khiến cô khó có thể chấp nhận.
Tiểu Minh lại là đứa trẻ nổi tiếng học giỏi của cả khu. Vì hai gia đình có qua lại thân thiết, mẹ Tiểu Hổ quyết tâm tới "thỉnh giáo" cách nuôi dạy con của gia đình Tiểu Minh.
Hóa ra, Tiểu Minh chẳng mấy khi học thêm, học gia sư hay ôn luyện nâng cao. Sau khi đi học về, cậu bé được tự do quyết định thời gian rảnh của mình. Chỉ là Tiểu Minh thích đọc sách trước khi đi ngủ. Dù không học "tối mặt tối mày" nhưng điểm số của cậu bé lại thường đứng đầu lớp.
Mẹ Tiểu Hổ lấy làm lạ, tại sao có đứa trẻ học nhiều nhưng chẳng tiến bộ là bao, lại có những đứa trẻ nhàn nhã vui chơi lại học giỏi hơn hẳn? Điều này có phải là do thiên phú?
Tiến sĩ Yuji Ikegaya, một nhà nghiên cứu khoa học não bộ Nhật Bản, cho rằng: Nguyên nhân phổ biến cho việc học tập chăm chỉ nhưng không cải thiện thành tích là do hành vi học tập không phù hợp với khoa học não bộ, quy luật trí nhớ và đặc điểm hoạt động bình thường của não.
Tiến sĩ Yuji Ikegaya, nhà nghiên cứu khoa học não bộ Nhật Bản nổi tiếng. Ảnh: Yahoo Japan
Nói một cách dễ hiểu hơn: Nếu trẻ không được áp dụng đúng phương pháp thì dù có siêng năng đến đâu, trẻ cũng khó có thể học tốt .
Làm 3 việc trước khi đi ngủ để trở thành học sinh giỏi không khó
Chuyên gia cho rằng, nếu trẻ làm được 3 việc này trước khi đi ngủ thì khả năng học tập có thể cải thiện đáng kể, dần dần học giỏi hơn.
1. Ôn lại kiến thức đã học ngày hôm đó trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, trẻ phải hình thành thói quen xem lại những gì đã học trong ngày hôm đó. Cách ôn tập này không yêu cầu trẻ phải ngồi vào bàn tập trung làm bài mà chỉ cần đạt được hiệu quả ôn tập là được.
Điều này có thể hiểu đơn giản là lật xem lại sách giáo khoa, vở ghi chép trong ngày, nhớ lại những kiến thức trong đầu, nhìn nhận những lỗi sai từng mắc, tiến hành ôn tập có mục tiêu… Điều quan trọng là giúp trẻ hình thành thói quen ôn tập của riêng mình, từ đó đạt được kết quả ôn tập tốt nhất.
Khi ôn tập, cố gắng hướng dẫn trẻ diễn đạt thành lời về những gì đã học hôm nay.
Ví dụ, cùng trẻ chơi đóng vai, trẻ sẽ hóa thân thành giáo viên "dạy" cha mẹ những kiến thức mới trong ngày. Cách làm này có một phần tương tự với phương pháp học Feynman, có thể cải thiện hiệu quả kết quả ôn tập của trẻ mà không gây ra áp lực tâm lý.
2. Đọc sách trước khi đi ngủ
Khi đến giờ đi ngủ, cha mẹ cũng có thể cho trẻ hình thành thói quen đọc sách với chủ đề đa dạng. Đọc sách ngoại khóa có thể giúp trẻ tích lũy kiến thức tổng quát về nhân văn, làm phong phú nền tảng kiến thức, nâng cao khả năng viết, diễn đạt, đọc và các khả năng khác, gián tiếp giúp ích cho kết quả học tập của trẻ.
Đọc sách giáo khoa có thể đạt được hiệu quả xem trước, ôn tập và các tác dụng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ nắm vững các điểm kiến thức và cải thiện kết quả học tập của trẻ.
Nên lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi của con. Kiên trì thói quen này trước khi đi ngủ sẽ giúp con có hứng thú với việc đọc, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3. Làm dịu tâm trí trước khi đi ngủ
Ngủ là một hành vi sinh lý quan trọng đối với trẻ, nếu trẻ duy trì tâm trạng tích cực khi đi ngủ thì cơ thể có thể phục hồi tốt hơn. Nhưng nếu trẻ chìm vào giấc ngủ với những cảm xúc tiêu cực thì chất lượng ngủ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ, bạn phải để trẻ xoa dịu cảm xúc theo cách riêng của mình và tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ.
Điều cần lưu ý ở đây là trẻ phải được phép sử dụng những phương pháp riêng của mình, bởi chỉ có trẻ mới biết mình thoải mái nhất khi nào. Những phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng cho bản thân thực chất không hề mang lại kết quả tốt đẹp cho bé. Thậm chí một số phương pháp còn khiến con vô cùng khó chịu.
Kết luận
Thực tế, cha mẹ cũng không nên quá áp lực dù thành tích học tập của con như thế nào. Vì bên cạnh kiến thức từ sách vở, cha mẹ còn cần dạy cho con những bài học làm người, những bài học quý báu trong cuộc sống.
Về kiến thức, chúng ta có thể dạy con học ít hiểu nhiều. Con cần được sống đúng với tuổi thơ của mình chứ không phải suốt ngày chúi mũi vào sách vở để đạt giấy khen này giải thưởng nọ.
Thay vì ép buộc con tham gia các cuộc thi thì có thể hướng con dành thời gian tham gia những hoạt động thực tiễn, kiến thức từ đời sống xung quanh và biết quan tâm, yêu thương người khác.
*Theo Sohu
Phụ nữ số