Tiến tới Việt Nam số - Từ những khái niệm chuyển đối số mơ hồ đến mục tiêu được xác định
Chưa bao giờ các chuyên đề về chuyển đổi số, các sự kiện quy mô trong cộng đồng, sự tham gia của Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp lại được thực hiện quyết liệt đến như vậy. Cùng nhìn lại chặng đường chuyển đổi số nhiều biến động và hướng đi tương lai.
Những cách hiểu khác nhau về chuyển đối số: sai, đúng hay chưa đủ?
Để đảm bảo chúng ta hiểu vấn đề toàn diện, điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng chuyển đổi số không chỉ về:
Digital marketing: ngay cả khi phân ngạch này là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều khi vẫn được "gán mác" là chuyển đổi số.
Hành vi của khách hàng "số": mặc dù yếu tố này đóng một vai trò quan trọng nhất định và khách hàng cũng ngày càng trở nên ‘số hóa và di động’ hơn.
Công nghệ mới với những thay đổi đến từ khách hàng, nguồn nhân lực, thị trường, đối thủ cạnh tranh, các bên liên quan, và từ chính sự phát triển của bản thân công nghệ. Và thực tế là các công nghệ 'mới nổi' thực sự có thể mang đến những đột phá có khả năng thay đổi 1 cục diện.
Xu hướng "không giấy tờ": Chuyển đổi giấy tờ thành dữ liệu số cũng như số hóa thông tin (các luồng) và các quy trình kinh doanh.
Có thể thấy mỗi một góc nhìn giống như mảnh ghép của một bức tranh toàn cảnh. Khi lắp ráp lại với nhau, ta sẽ có một định nghĩa khá chân thực:
Chuyển đổi số là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và hoạt động của một tổ chức, một ngành hoặc một hệ giải pháp thông qua việc tích hợp thông minh các công nghệ, quy trình và kiến thức kỹ thuật số trên tất cả các cấp độ, được thực hiện có tổ chức và chiến lược.
Chuyển đổi số và tương lai: COVID-19, tính bền vững và tác động của những thách thức phía trước
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về tác động mang tính bước ngoặt của Covid tới tốc độ chuyển đổi số tăng vọt ở nhiều thị trường. Khi các tổ chức và toàn xã hội cần tận dụng công nghệ trên hầu hết mọi khía cạnh của kinh doanh và thậm chí là đời sống riêng tư, chúng ta rõ ràng thấy một số lĩnh vực - hiển nhiên - trở nên ‘kỹ thuật số’ hơn trước.
Thực tế là nhiều người đã bắt đầu sử dụng các kênh kỹ thuật số lần đầu tiên cho các mục đích cụ thể (dưới ảnh hưởng của Covid-19 ngay cả cụ già cũng đã biết gọi đồ ăn trên Now),
Sự thay đổi không thể tránh khỏi – (khi cần thiết) - sang làm việc từ xa (và công việc kết hợp),
Chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong bán hàng và marketing,
Xu hướng "từ xa hóa", "tự động hóa" khi những phương thức này tạo ra giá trị thực sự,
Bên cạnh đó, ngay cả khi không có sự tác động của COVID-19 (những yếu tố cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như biến đổi khí hậu, môi trường ổn định bền vững… chỉ là một số ví dụ), thì chuyển đổi số và đột phá công nghệ vẫn sẽ là xu hướng định hình tương lai.
Theo IDC, đến năm 2023, 75% tổ chức sẽ có lộ trình triển khai chuyển đổi số toàn diện, tăng từ 27% của hiện tại. Và điều này sẽ thực sự dẫn đến "sự chuyển đổi sâu sắc trong mọi mặt kinh doanh và xã hội."
Tiến tới một Việt Nam số, mục tiêu được xác định
Chỉ trong một năm qua, đã có thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời và mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phải có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số theo định hướng của người đứng đầu Chính phủ: "Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cần phải đi tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng".
Chia sẻ tại phiên khai mạc diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định: "Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Vietnam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng".
Theo Phó TT Vũ Đức Đam: "Việt Nam có thể tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển, trong đó công nghệ được trao sứ mệnh tiên phong."
Đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi số, xây dựng doanh nghiệp số ổn định từ đầu và phát triển bền vững về sau, các nhà cung cấp hạ tầng IT phục vụ các mục tiêu này cũng giữ vai trò rất quan trọng. Các ưu điểm từ hạ tầng tự phát triển, đường truyền trong nước ổn định không chịu ảnh hưởng bởi kết nối quốc tế, không chia sẻ dữ liệu với nước ngoài, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ đội ngũ kỹ sư công nghệ… như BizFly Cloud sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp.
BizFly Cloud sở hữu bộ giải pháp đám mây đa dạng với gần 20 sản phẩm: Cloud Server (Máy chủ ảo), CDN (Giải pháp tăng tốc website tới 16 lần), Simple Storage (Kho lưu trữ đám mây vô hạn), Load Balancer (Hệ thống cân bằng tải), VPN (Kết nối mạng riêng ảo), Call Center (Giải pháp tổng đài ảo VOIP)…
Ngoài ra, BizFly Cloud còn nằm trong hệ giải pháp công nghệ BizFly gồm hàng chục giải pháp marketing, automation tiện ích như: chatbot miễn phí trọn đời, bot bán hàng tự động, email marketing…, doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thêm công cụ cho bất cứ nhu cầu phát sinh nào chỉ sau vài cú click… Một trong những ưu điểm giúp việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, toàn diện hơn bao giờ hết.
BizFly Cloud hiện là đối tác đám mây chiến lược của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…
Độc giả quan tâm có thể đăng ký dùng thử và nhận tới 5 tháng sử dụng MIỄN PHÍ tất cả các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp tại: https://bizflycloud.vn/
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888
BizFly Cloud - Hạ tầng IT phục vụ chuyển đổi số