Tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế, Vietjet báo lãi trước thuế tăng 17% trong quý III
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, doanh thu vận chuyển hành khách tiếp tục đạt 9.992 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ (ancillary), đóng góp vị trí quan trọng trong tăng trưởng đạt 2.835 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 28,3% trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính Quý 3/2019, theo đó doanh thu vận tải hàng không tiếp tục đạt tăng trưởng cao 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.415 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 13.577 tỷ đồng.
Với khả năng quản lý chi phí tốt ở mức hàng đầu và tỷ lệ lấp đầy luôn đạt mức 88%, lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không có sự tăng trưởng tương ứng 17% đạt 1.310 tỷ đồng, kết quả lợi nhuận hợp nhất đạt 1.912 tỷ đồng. Kết quả lũy kế đến hết tháng 9/2019, doanh thu hợp nhất đạt 38.134 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 4.206 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực vận tải hàng không đạt doanh thu 30.597 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.864 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, doanh thu vận chuyển hành khách tiếp tục đạt 9.992 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ (ancillary), đóng góp vị trí quan trọng trong tăng trưởng đạt 2.835 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 28,3% trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách. Theo mô hình phát triển bền vững của các hãng hàng không chi phí thấp (LCC), doanh thu ancillary là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hãng vì tỷ suất lợi nhuận đạt trên 90%.
Theo báo cáo CarTrawler YearBook năm 2019, Vietjet đang giữ vị trí top 12 của thế giới về tỷ lệ doanh thu ancillary trong tổng doanh thu. So với cùng kỳ năm trước, Vietjet duy trì sự tăng trưởng cao trong việc mở rộng các thị trường mới, đặc biệt ở các tuyến quốc tế. Đến cuối quý, tổng số đường bay đạt được 127 đường, tăng 24 đường so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là các đường bay quốc tế. Tổng số chuyến bay thực hiện 34.000 chuyến an toàn, phục vụ chuyên chở hơn 6 triệu lượt khách hàng bay đến các điểm trong nước và phủ khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Kết quả tài chính, chỉ số thanh khoản hiện hành ở mức 1,3 lần. Chỉ số Nợ vay/ Vốn chủ sở hữu đạt 0,6 lần, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.847 tỷ đồng.
Cuối quý 3, Vietjet chính thức bổ sung vào đội tàu trẻ, hiện đại của mình tàu bay Airbus thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) 240 ghế đầu tiên trên thế giới. Tàu bay A321neo ACF giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu 16%, tiết giảm tiếng ồn tới 75% và lượng khí thải ra môi trường tới 50%. Với mạng đường bay rộng khắp trong nước và khu vực, Vietjet hiện đang khai thác đội tàu với độ tin cậy kĩ thuật đạt tới 99,64%, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Tổ chức AirFinance Journal cũng vừa công bố báo cáo xếp hạng năm 2019, theo đó Vietjet đạt xếp hạng BBB, tiếp tục nằm trong top 50 các hãng hàng không thế giới. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Vietjet vinh dự có tên trong bảng xếp hạng Top 50 Airlines, cùng với các hãng hàng không uy tín như Ryanair, Spirit Airlines, Japan Airlines, Air Canada, British Airways, Southwest Airlines...
Theo báo cáo xếp hạng, chỉ số biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và chi phí thuê (EBITDAR) của Vietjet được đánh giá cao, đạt mức xếp hạng A và ở vị trí top 3 so với các hãng khác trên thế giới. Ngoài ra, độ tuổi bình quân đội tàu bay của Vietjet là 2,9 năm, đạt mức AAA theo đánh giá của AirFinance, dẫn đầu trong bảng xếp hạng các hãng thế giới.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- HANCorp báo lãi lao dốc, 9 tháng mới hoàn thành được 9% kế hoạch năm
- Bức tranh ngành dệt may quý 3: Ngành sợi gặp khó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng
- Bức tranh ngành cao su quý 3: Lợi nhuận tăng trưởng nhờ ảnh hưởng từ tình hình chung trên thế giới
- Bức tranh ngành thủy sản quý 3/2019: Lợi nhuận các doanh nghiệp lớn lao dốc trước hàng loạt khó khăn
- Doanh nghiệp ngành thép thua lỗ, kết quả kinh doanh giảm sút