Tiết kiệm cũng nhiều thể loại quá sức: Thêm 1 chiêu mới cho hội chưa biết phải tích góp tiền bạc như thế nào
Lo lắng vì ngốn hết tiền không để dành được đồng nào? Vậy còn chần chờ gì mà không tìm hiểu chiến lược này ngay!
- 15-03-2022Trả nợ gần 7 tỷ chỉ trong 3 năm mà không cần bán mạng làm việc hay nhịn ăn nhịn mặc, cô gái chỉ cần 3 quy tắc tiết kiệm đơn giản giúp làm được việc này
- 15-03-2022Gen Z đem tiền "ôm mộng làm giàu", từ chứng khoán, mua vàng đến gửi tiết kiệm đều thử qua: Mất sạch tiền với 4 bài học đau thương
- 11-03-20226 bí quyết đầu tư của 'thần chứng khoán' Warrent Buffett giúp bạn tiết kiệm được 10 năm đi vòng: Thành công không chỉ nằm ở 2 chữ 'lãi kép'
Trả tiền cho bản thân trước (Pay yourself first) là một chiến lược lập ngân sách. Các cá nhân nên đóng góp vào tài khoản hưu trí, quỹ khẩn cấp , tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiền lương cho bất kỳ thứ gì khác.
Đây là một khái niệm khá đơn giản để hiểu. Song, để thực sự áp dụng nó vào tài chính của từng cá nhân cần một chút kiên nhẫn và tự kỷ luật.
Trả tiền cho bản thân trước có nghĩa là gì?
Định nghĩa trả lương cho bản thân trước: Phương pháp tự trả trước, còn được gọi là lập ngân sách ngược. Rút ra một phần tiền lương để tiết kiệm trước khi chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào khác cho hóa đơn, hàng tạp hóa hoặc các mặt hàng tùy ý.
Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu? Số tiền tiết kiệm thường được xác định trước dựa vào các mục tiêu tài chính lớn hơn. Chẳng hạn bạn cần 1 tỷ để nghỉ hưu và thời gian tiết kiệm là 30 năm. Suy ngược lại, mỗi năm bạn phải tiết kiệm hơn 30 triệu đồng, chưa kể lãi kép.
Làm thế nào để bạn trả tiền cho mình trước? Bạn có thể tự động chuyển các khoản tiền đã được lên kế hoạch trước vào các quỹ tiết kiệm của bản thân.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn đóng bảo hiểm 3 triệu mỗi tháng, hãy thiết lập một khoản đóng góp tự động thay vì thực hiện nhiều thao tác để chuyển tiền vào mỗi kỳ trả lương. Điều này giúp bạn dễ dàng cam kết mục tiêu hàng tháng hơn. Bởi vì trước khi tiền kịp “ting ting” về tài khoản cá nhân, nó đã được trừ một phần cho quỹ khác.
Lưu ý: Có một số lựa chọn bạn có thể sử dụng để thực hiện chiến lược trả lương đầu tiên phù hợp với tài chính của bản thân. Nếu bạn muốn tự mình chuyển tiền thay vì tự động, điều đó hoàn toàn ổn! Phong cách lập ngân sách này thực sự hướng đến sự nhất quán. Mỗi tháng đóng góp một số tiền nhất định vào kế hoạch hưu trí hoặc tài khoản tiết kiệm của bạn.
Ưu và nhược điểm của phương thức trả cho bản thân trước
Lợi ích chính của việc dành ra các khoản tiết kiệm trước tiên là tận dụng lãi suất kép, tiền của bạn sẽ tăng lên theo thời gian. Chiến lược này buộc bạn phải sống trong hoặc thấp hơn khả năng của mình - miễn là bạn không bắt đầu quẹt thẻ tín dụng của mình một cách thiếu thận trọng.
Ngoài ra, nó cũng giúp bạn đạt được mục tiêu tiết kiệm. Bạn có thể muốn dành một số tiền cho những khoản mua sắm lớn. Chẳng hạn như nhà, xe hơi hoặc kỳ nghỉ trong mơ. Hoặc dành số tiền khó kiếm được vào quỹ khẩn cấp, tiết kiệm cá nhân và hưu trí để chuẩn bị cho tương lai.
Bên cạnh những mặt tích cực, có một số nhược điểm tiềm ẩn có thể xảy ra trong một số trường hợp nhất định. Nói một cách đơn giản, chiến lược không phù hợp với tất cả mọi người. Khi bạn tìm hiểu về phương pháp tự trả lương đầu tiên, hãy xem xét cách nó phù hợp với bối cảnh tài chính cá nhân của bạn.
Dưới đây là một số ví dụ mà việc tự trả tiền trước có thể không mang lại lợi ích cho bạn:
Lập ngân sách quá mức: Nếu kế hoạch được lập không dựa trên tình hình thực tế, tài chính của bạn có thể lâm vào khủng hoảng. Trước khi bạn cam kết mục tiêu tiết kiệm hàng tháng, hãy sử dụng công cụ tính toán ngân sách để xác định số tiền bạn có thể chi trả hợp lý để “bỏ lợn”.
Tích lũy nhiều nợ hơn: Lãi suất cộng dồn theo thời gian. Chẳng hạn, việc chờ đợi để trả hết thẻ tín dụng hoặc khoản vay tiêu dùng, có nghĩa là bạn sẽ phải trả nhiều lãi hơn khi còn dư nợ. Mặc dù ưu tiên các khoản tiết kiệm có thể giúp bạn có thêm khoản lãi hàng tháng, nó có thể ít hơn nhiều so với tiền lãi bạn phải trả nợ hàng tháng.
Làm thế nào để thanh toán cho chính mình trước tiên
1. Đánh giá thu nhập và chi phí hàng tháng của bạn
Trước khi bạn quyết định số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tháng, hãy xem xét cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là những khoản tiền cố định bạn phải chi trả cho các nhu cầu cơ bản. Chẳng hạn như tiền thuê nhà hoặc trả tiền thế chấp, hoá đơn nhà cửa và bảo hiểm y tế.
Mặt khác, các khoản chi phí biến đổi không phải lúc nào cũng giống nhau. Đôi khi bạn có thể hoàn toàn loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống. Chẳng hạn như chi phí giải trí, bảo dưỡng xe, đi ăn ngoài,...
Khi bạn có thể dự trù chi phí hàng tháng của mình, hãy lấy thu nhập hàng tháng trừ đi chi phí để xem còn lại bao nhiêu. Tùy thuộc vào khoản tiết kiệm và các mục tiêu tài chính lớn hơn, bạn có thể điều chỉnh một số chi tiêu của mình.
2. Xác định mục tiêu tiết kiệm của bạn
Bây giờ khi đã hiểu rõ hơn về thu nhập và chi phí của mình, bạn có thể đặt ra một số mục tiêu tiết kiệm!
Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy xem xét quy tắc 50/30/20.
- 50% ngân sách của bạn nên dành cho các chi phí thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, điện nước và các khoản thanh toán nợ tối thiểu
- 30% nên được dành cho các chi phí mong muốn và lối sống
- 20% sẽ được chuyển vào khoản tiết kiệm của bạn
3. Đánh giá và tinh chỉnh lại
Cho dù bạn đang sử dụng phương pháp tự trả trước hay một chiến lược tiết kiệm khác, điều quan trọng cần nhớ là ngân sách của bạn không bao giờ được cố định. Khi cuộc sống thay đổi, tài chính của bạn cũng theo đó mà thay đổi. Mức lương cao hơn hoặc giảm chi phí sinh hoạt của bạn có thể mang lại nhiều cơ hội tiết kiệm hơn, trong khi việc cắt giảm lương hoặc chi phí phát sinh gần đây có thể có tác dụng ngược lại.
Để giữ cho ngân sách của bạn được tối ưu hóa và cập nhật, hãy dành thời gian để xem xét và đánh giá lại nó một cách thường xuyên đặc biệt khi có những thay đổi quan trọng.
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc