Tiết kiệm là cơ sở của mọi sự giàu có: Thực hiện được 1 trong 4 thói quen sau sẽ kiếm được tiền tỷ khi còn trẻ
Tháng đầu tiên bắt đầu tập tành tiết kiệm có thể không được suôn sẻ, nhưng nếu kiên trì vài tháng tiếp theo, bạn sẽ thấy được hiệu quả đến không ngờ.
- 18-01-2022Cận Tết, mẹ 8x tự thiết kế căn bếp màu tím pastel, thi công gấp rút chỉ 1 tuần: “Trái tim của ngôi nhà” với toàn đồ gia dụng cao cấp
- 18-01-2022Học ngay những ý tưởng trang trí hiên nhà đậm chất Boho phóng khoáng
- 18-01-20225 sai lầm thường gặp khi thiết kế nội thất khiến căn nhà của bạn hoàn toàn "mất điểm", ai ghé chơi cũng phải phàn nàn
Tiết kiệm là cơ sở của mọi sự giàu có trên đời này. Nếu có ý thức chủ động tiết kiệm, bạn xem như đã hoàn thành được một bước quan trọng nhất trong quá trình tích lũy tài sản.
Tuy nhiên, người trẻ tuổi mới tốt nghiệp, tiền lương không cao nhưng chi tiêu lại không hề thấp. Vậy thì làm sao để có thể tiết kiệm?
Muốn tiết kiệm tiền ngay từ giai đoạn mới bước chân vào xã hội, người trẻ phải cần đến một vài phương pháp đặc biệt.
Công tác chuẩn bị
1. Xóa hết tất cả ứng dụng cung cấp các dịch vụ “tiêu dùng trước, trả tiền sau”. Đây chính là thủ phạm lớn nhất khiến chúng ta không thể tiết kiệm tiền. Thông thường, hạn mức của các ứng dụng tài chính tín dụng này cao hơn mức lương hằng tháng.
Theo đó, nó sẽ kích thích nhu cầu mua sắm khiến chúng ta chi tiền vượt quá dự liệu mà không hề hay biết. Khi chưa học được bản lĩnh tiết kiệm tiền, việc xóa đi các ứng dụng này cũng chính là một phương pháp tiết kiệm đơn giản nhất.
2. Thẻ tín dụng cũng có đặc điểm giống với những ứng dụng tài chính trên. Tốt nhất là không nên sử dụng thẻ tín dụng để chừa lại đường lui cho bản thân.
Kế hoạch chi tiêu
Để có thể tiết kiệm tiền, bạn bắt buộc phải lên kế hoạch rõ ràng cho chi tiêu trong mỗi tháng.
Trong đó, chi tiêu được phân thành 3 loại sau đây:
1. Chi tiêu bắt buộc
Những mục chi tiêu cố định trong mỗi tháng như tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, tiền điện thoại,... cần được liệt kê con số dự chi vào bảng thống kê dựa theo tình hình chi tiêu gần nhất. Đồng thời, con số không cần phải chính xác tuyệt đối.
Một vài chi tiêu bắt buộc khác nhưng không phải tháng nào cũng có thì không cần phải liệt kê vào bảng, ví dụ như tiền đổi tiền thoại mới, mua quần áo cần thiết,... Đây là những khoản chi phát sinh bất ngờ trong cuộc sống và công việc, nếu đưa vào bảng cố định sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đã định ra.
2. Chi tiêu có thể lựa chọn
Những mục chi tiêu có cũng được mà không có cũng không sao, hoặc số tiền lúc nhiều lúc ít,... đều có thể liệt kê vào loại chi tiêu có thể lựa chọn. Ví dụ như tiệc tùng cùng bạn bè đồng nghiệp, nếu dự chi tháng đó không đủ thì không nên tham gia. Đổi điện thoại mới, nếu dự chi đủ đầy thì có thể mua luôn mẫu mã mới nhất, nếu không đủ thì có thể chọn cách không mua hoặc mua loại điện thoại phổ thông.
Khoản chi tiêu có thể lựa chọn không được vượt quá 30% tiền lương. Nếu tháng này không dùng hết khoản chi tiêu này thì bạn cũng có thể để dồn qua cho tháng sau.
Qua việc thiết lập ngân sách chi tiêu cho bản thân, bạn có thể kiểm soát hiệu quả những chi tiêu mang tính tự phát, bốc đồng.
3. Khoản tiết kiệm
Hạn mức tiết kiệm có thể nằm trong khoản 30% - 50% tiền lương mỗi tháng. Đương nhiên khoản tiền dùng để tiết kiệm này là “bất khả xâm phạm”, trừ khi phát sinh tình huống khẩn cấp phải sử dụng tiền như bệnh tật,...
4 thói quen tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày bắt buộc phải tuân theo
1. Tiền lương đến tay phải lập tức dành ra khoản tiết kiệm đã định sẵn
Thời điểm có tiền lương thì phải tách rời khoản tiền cần tiết kiệm ngay. Mục đích là không để bản thân bị “mất nghị lực” mà sử dụng.
Nên nhớ, khoản tiết kiệm không được xuất hiện trong số dư của tài khoản, nếu bạn không muốn tiêu xài vượt quá hạn mức quy định và cuối cùng không thể đạt được mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng.
2. Chỉ dùng một tài khoản ngân hàng để chi tiêu
Hiện nay, thanh toán điện tử trở nên rất phổ biến. Hơn nữa, việc mỗi người sử hữu nhiều tài khoản ngân hàng cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc này không hề có lợi cho việc tiết kiệm.
Nếu bạn chia nhỏ các khoản thu nhập hằng tháng ra nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, đồng thời cũng sử dụng các tài khoản đó để chi trả tiêu dùng thì việc quản lý thu chi sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó, quá trình tiết kiệm có thể bị ảnh hưởng và gián đoạn.
3. Ghi chép thu chi
Kiến nghị tải APP quản lý chi tiêu trên điện thoại. Sau mỗi lần chi tiêu đều phải ghi lại số tiền và mục đích sử dụng. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu, bạn chỉ cần chọn một cái mà bạn cảm thấy sử dụng dễ dàng và thuận tiện nhất là được.
Nhiều người cho rằng việc ghi chép chi tiêu là chuyện vô cùng phiền phức và không cần thiết. Trên thực tế, mỗi lần ghi chép chỉ tốn hơn 30 giây. Nếu luyện thành thói quen, bạn sẽ chợt phát hiện ra nó mang lại nhiều lợi ích đến không tưởng.
4. Phân tích và điều chỉnh chi tiêu vào cuối tháng
Mục đích của việc ghi chép thu chi là để phân tích và điều chỉnh thói quen tiêu xài tiền bạc của bản thân. Công đoạn này được thực hiện vào cuối tháng để có sự điều chỉnh kịp thời cho tháng sau.
Chia khoản chi tiêu trong tháng thành 3 loại khác nhau: Chi tiêu bắt buộc, chi tiêu có thể lựa chọn và khoản tiết kiệm. Sau đó, đối chiếu với kế hoạch đã định sẵn để nắm được tình hình trong tháng vừa rồi.
Trong đó, chi tiêu bắt buộc thực tế có thể cao hơn có hạn mức đã ước tính ban đầu vì vật giá không ngừng leo thang. Trong trường hợp này, bạn có thể thắt chặt lại khoản chi tiêu có thể lựa chọn để cân bằng.
4 thao tác tiết kiệm trong cuộc sống thường ngày nghe thì dễ nhưng làm mới khó. Đặc biệt, bước 1 và bước 2 được đánh giá là khó nhằn nhất vì nó thử thách năng lực khống chế bản thân của con người.
Tháng đầu tiên bắt đầu tập tành tiết kiệm có thể không được suôn sẻ, nhưng nếu kiên trì vài tháng tiếp theo, bạn sẽ thấy được hiệu quả đến không ngờ.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc