"Tiết lộ" câu chuyện các nhãn hàng tài trợ cho phim Việt
Thời gian qua, xu hướng tài trợ cho phim Việt ngày càng gia tăng, nhất là khi hiệu quả nhận diện thương hiệu thể hiện rõ nét trong một số tác phẩm điện ảnh mới đây.
Trong bản báo cáo về tăng trưởng Media Spending, hãng nghiên cứu Statista thông tin, mức độ chi tiêu ngân sách cho công cụ phim ảnh (Cinema) tăng dần đều trong giai đoạn 2004-2017.
Đồng thời, các nhãn hàng cũng đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì nhận diện và định vị thương hiệu một cách khéo léo trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, hình thức tiếp thị qua phim ảnh đang được các nhãn hàng chú ý nhiều hơn.
Trong đó xu hướng tài trợ Product Placement (PP) đang xuất hiện nhiều trên màn ảnh rộng. Cụ thể, nhãn hàng sẽ chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim để quảng bá bằng cách lồng ghép các sản phẩm vào nội dung phim.
Với hình thức này, cả nhà sản xuất phim và nhãn hàng đó đều có lợi: nhà sản xuất có thêm kinh phí để sản xuất phim, còn sản phẩm được người xem truyền hình biết đến nhiều hơn.
Nhằm góp phần phát triển nền điện ảnh Việt và tiếp cận xu hướng tiếp thị mới, nhãn hiệu thời trang Vascara đã tiên phong đồng hành cùng nhiều bộ phim Việt trong thời gian gần đây.
Cụ thể, những tác phẩm điện ảnh gần đây như: 4 năm 2 chàng 1 tình yêu, Chí Phèo ngoại truyện và mới đây nhất là Cô Ba Sài Gòn, hình ảnh sản phẩm giày dép và túi xách của Vascara đã xuất hiện trong nhiều phân cảnh, đặc biệt là dẫn dắt xu hướng thời trang thuần Việt.
Nếu như “4 năm 2 chàng 1 tình yêu” gắn liền với bộ sưu tập Thời hoa niên thì trong “Cô Ba Sài Gòn” là phong cách Đệ nhứt thanh lịch Sài Gòn. Vascara đã khéo léo tiếp cận nổi bật đúng thời điểm với tần suất đều đặn trong phim thông qua bối cảnh diễn xuất và cả sản phẩm được sử dụng bởi các nhân vật nữ chính.
Không dừng lại ở PP trong phim, những MV như “Tân Thời” trong Cô Ba Sài Gòn cũng là ca khúc cuối phim đã thể hiện phong cách retro, cổ điển với nội dung "nói về sự khác biệt" giữa thế giới ở thập niên trước và thế giới hiện đại là “mảnh đất màu mỡ” để Vascara lồng vào PP, gợi nhắc một số xu hướng thời trang đang thịnh hành.
Chia sẻ về lý do lựa chọn tài trợ phim Cô Ba Sài Gòn, đại diện nhãn hiệu Vascara cho rằng, trước tiên là do kịch bản phim “thuần Việt”. Cụ thể, từ lâu thị trường phim Việt đã vắng bóng các đề tài về thời trang, mà lại là nói về chiếc áo dài Việt, gửi gắm trong câu chuyện những người phụ nữ thời đại mới có cá tính nhưng vẫn đậm bản sắc Việt.
Toàn thể bộ phim này là một biểu trưng của nữ quyền, của sự phá cách, sáng tạo trong khuôn khổ được thể hiện bởi dàn diễn viên nổi tiếng, gạo cội, tài năng, cá tính, trùng khớp với đối tượng mục tiêu mà Vascara luôn hướng tới: những người phụ nữ giỏi giang, luôn biết mình muốn gì, tự chủ trong việc quyết định trong cuộc sống.
Qua câu chuyện thành công của sự kết hợp giữa Vascara và Cô Ba Sài Gòn đã đánh dấu sự trở lại của chiến lược tiếp thị PP trong phim ảnh Việt. Đây cũng là sự nỗ lực đáng ghi nhận của nhãn hàng biết nắm bắt xu hướng, với mong muốn đưa nhãn hàng gần gũi hơn với cuộc sống người tiêu dùng, nhằm thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và hành vi, qua đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng về mẫu mã, hợp mốt và giá tốt.