“Tiểu thư lừa đảo” Anna: Được phóng thích sớm, bắt tay vào hàng loạt dự án kinh doanh, thậm chí có ý định học luật
Anna Sorokin, người biết đến với biệt danh “tiểu thư lừa đảo” vừa mới ra tù vào tháng 10/2022. Cô tái xuất với loạt dự án mới, từ vẽ tranh, làm chương trình truyền hình, đến làm thời trang, viết sách. Thậm chí còn có ý định học luật.
- 28-12-20227 câu hỏi tưởng chừng quan tâm nhưng thực chất rất vô duyên, "năm hết Tết đến" đừng tự biến mình thành kẻ xấu trong mắt mọi người
- 28-12-2022Áp lực kinh tế khiến nhiều chàng trai không muốn kết hôn
- 28-12-2022Khi Gen Z làm hoàng tử công chúa: Những nhân vật hoàng gia châu Âu phá bỏ quy tắc, thoải mái làm TikToker nổi tiếng trên mạng
- 28-12-2022Sếp hỏi “thích thưởng Tết hay lương tháng thứ 13?": Ứng viên đưa ra câu trả lời EQ cực cao không phải ai cũng dám nói
- 28-12-2022Mua hàng bom, hàng hoàn của Amazon rồi bán lại, cặp vợ chồng thu lời gấp 3 lần: Nghe đơn giản nhưng là cách kiến tiền tuyệt vời!
Mới đây, “tiểu thư lừa đảo” đã có một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Cut, tiết lộ chi tiết hơn về những dự định mới, cũng như những khó khăn cô đang gặp phải khi vừa ra tù.
Lần đầu gặp gỡ Anna, Tahirah Hairston, nữ phóng viên của tờ The Cut bất ngờ vì Anna có khiếu hài hước đáng ngạc nhiên, dù thỉnh thoảng có nói hơi vấp và phong cách thời trang cũng không quá nổi bật. Khi Tahirah khen da Anna đẹp, cô đáp lại hài hước: “Ừ thì ở trong tù không được uống rượu, hút thuốc, không ra nắng hằng ngày nên da mới đẹp vậy thôi”.
Anna cũng kể về tình trạng khó xử khi đang bị quản thúc tại gia. Cô phải ở trong nhà vô thời hạn, phải mang thiết bị theo dõi gắn ở mắt cá chân, chờ quyết định kháng cáo cùng các điều kiện trả tự do của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Điều này nghĩa là Anna than phiền về thiết bị cản trở gắn ở chân: “Tôi đang cố sắm đôi bốt cao của nhà Givenchy, nhưng không thể vì bị vướng cái vòng chân này”.
Anna luôn phải đeo vòng chân theo dõi mỗi khi ra ngoài.
Hiện Anna đang sống trên tầng năm của một căn hộ ở East Village. Được biết giá thuê căn hộ rơi vào khoảng 4000 đô mỗi tháng. Căn hộ bao gồm một phòng ngủ có cửa sổ, còn phòng khách và nhà bếp giữa căn hộ thì không có ánh sáng chiếu vào. Đồ đạc đơn sơ, chỉ hai chiếc ghế và một chiếc bàn. Tường phòng khách treo đầy những bức ảnh lớn được đóng khung, cảnh trong tranh khá đa dạng, như hồ bơi ở Miami, cảnh hoàng hôn ở Los Angeles hay sự nhộn nhịp của Khu phố Tàu ở Manhattan. Cô ấy gọi những bức tranh này là “những ô cửa sổ”. Ngoài ra, cô cũng treo một số bức tranh mình tự vẽ, và được bán với giá lên tới 10.000 đô mỗi bức.
Ban công căn hộ nơi Anna sống.
Tự nhận mình không giống hình tượng trong phim
Anna mời Tahirah đồ uống, nhiệt tình hỏi chuyện về nữ phóng viên, thậm chí xin địa chỉ shop mà Tahirah mua đồ. Dường như người phụ nữ tai tiếng này cư xử khá chân thật và dễ thương so với hình tượng Anna mà chúng ta đã biết trong bộ phim Inventing Anna của Netflix.
Tahirah không thể không nghi vấn với những cử chỉ quá đỗi lịch thiệp của Anna, bởi Anna từng có quá khứ là một người có kỹ năng thao túng xuất sắc, nhưng sau cùng nữ nhà báo lại cảm thấy cảm thông nhiều hơn. Anna giãi bày: “Tôi thấy mình đang bị giám sát, áp lực cứ tăng dần lên. Tôi chỉ đang cố gắng là chính mình, còn mọi người thì nói những điều nhảm nhí không ngớt”.
Anna sinh ra và lớn lên ở Đức, từng có một thời gian sống ở Anh và Pháp, và cuối cùng chuyển đến New York năm 2013. Năm 2019, Anna bị kết án 4 năm tù vì tội cố ý ăn cắp, lừa đảo các dịch vụ, cô thuyết phục những người giàu có trả tiền giúp mình, thậm chí lừa được một số ngân hàng cho vay 25 triệu đô bằng hồ sơ ngân hàng giả mạo. Cô bị yêu cầu trả lại 275.000 đô cho các khách sạn, nhà hàng và một công ty tư nhân sản xuất máy bay phản lực. Anna đã tận dụng vẻ ngoài đáng tin của mình và nghiên cứu cẩn thận về những khách sạn, nhà hàng, và những người giàu có để “thao túng” họ và lôi kéo họ đứng về phía mình. Khi có ai đó nghi ngờ địa vị của Anna, cô đã có những người này làm chứng.
Tahirah hỏi Anna nghĩ sao về việc giả mạo mọi thứ, ban đầu cô có hơi khựng lại, rồi Anna giải thích: “Tôi nghĩ tôi có một cách định nghĩa mới về từ giả mạo. Nếu bảo tôi chưa từng giả vờ thì là nói dối, nhưng tôi nhìn nó theo hướng tích cực. Tại sao phải giả vờ cho đến khi nó thành sự thật? Thật ra đó chỉ là cách chúng ta học hỏi, khám phá cách mọi thứ vận hành”.
Đã hơn 1 tháng kể từ khi nữ phạm nhân 32 tuổi được thả khỏi cơ sở giam giữ ICE ở Goshen, New York. Sau khi được thả khỏi nhà tù tiểu bang New York vào tháng 3/21, cô tiếp tục bị ICE bắt giữ do quá hạn thị thực. Thay vì quay trở lại Đức, cô quyết định đấu tranh để sinh tồn ở New York.
Trong lần tái xuất này, cô lao đầu vào nhiều dự án kinh doanh mới. Cô phân minh: “Tôi cảm thấy các câu chuyện được kể từ trước đến giờ đều là từ góc nhìn của người khác, giờ đã đến lượt tôi kể câu chuyện của mình. Trường hợp tôi đấu tranh chống lại những cản trở về việc nhập cư đã phần nào thể hiện được tính cách của tôi”.
Theo Anna, cô ấy đã được mời tham gia một chương trình hẹn hò thực tế và Ca sĩ mặt nạ. Cô ấy nói: “Tôi rất thận trọng với mọi thứ liên quan đến danh tiếng, hình tượng của mình. Tôi không đổ lỗi cho Netflix vì hình tượng họ xây dựng về tôi, nhưng tôi đang cố gắng để tránh xa hình ảnh đó. Lần này tôi có những sự lựa chọn cẩn thận, khôn ngoan hơn về việc sẽ chơi và làm việc với ai”.
Anna nói cô hiểu Netflix cường điệu hóa hình tượng của cô để thu hút nhiều khán giả hơn. Cô cũng bày tỏ lời khen đối với phong cách thời trang của Anna trong phim. “Chắc là tôi đã nói gì đó giống với lời thoại của Anna trong phim, nhưng không quá lố như vậy, họ làm tôi trông tồi tệ hơn so với thực tế”.
Anna vẫn giữ liên lạc với vài người quan trọng, ví dụ như Neff David, người cho Anna tạm thuê nhà khi mới ra tù, Kacy Duke, một người bạn chúc mừng cô ra tù và bất ngờ nhất là Jessica Pressler, một người bạn viết cuốn sách kể về hành vi lừa đảo của cô. Cuốn sách mang tên “Bạn của tôi - Anna” của Jessica Pressler cũng là tác phẩm mà Netflix dựa vào đó để làm phim. Phim được đề cử 3 giải Emmy và được công chúng toàn cầu đón nhận.
Dù Anna chưa bao giờ xem phim, nhưng bộ phim đã giúp danh tiếng của cô đi xa hơn, dù nó tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn cho Anna. Điều quan trọng là Anna đã được trả 320.000 đô tiền bản quyền nhờ bộ phim, một khoản tiền giúp cô trả tiền bồi thường và nhiều chi phí pháp lý khác.
Bị quản thúc tại gia, nhưng vẫn “cháy hết mình” mỗi lần bước ra ngoài
Mỗi sáng thứ Hai, Anna sẽ đến các cuộc họp “tha bổng” (parole meeting). Hiểu đơn giản là các cuộc họp nhằm quyết định xem phạm nhân có được phóng thích sớm hơn thời gian quy định hay không, quyết định này được đánh giá dựa trên nỗ lực cải tạo của phạm nhân. Đây cũng là lần duy nhất cô được rời căn hộ, theo luật quản thúc tại gia.
Nhân dịp này, vào buổi chụp ảnh với The Cut, cô ấy mặc một bộ trang phục toàn màu đen. Anna nhất quyết đi giày cao gót trong suốt thời gian chụp hình, bao gồm 15 phút đi bộ đến tàu, 10 phút đi bộ đến văn phòng diễn ra cuộc họp và lên xuống 5 bậc cầu thang trong tòa nhà. “Tôi chỉ được ra ngoài mỗi tuần một lần, vì vậy đây là cơ hội để tôi thể hiện hết mình”.
Cô ấy đùa rằng các cuộc họp “tha bổng” giống như đi hẹn hò Tinder, bởi vì mọi người luôn hỏi cô tên gì, cô có phải người nổi tiếng không. Điều kiện để tòa án tạm tha là Anna phải có một kế toán và không được phép tự mình xử lý các giao dịch qua tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Còn điều kiện để ICE trả tự do cho cô ấy là bị quản thúc tại gia vô thời hạn và không được dùng mạng xã hội.
Tahirah hỏi liệu cô có nghĩ mình là người có sức thuyết phục không, Anna chỉ đáp lại: “Tôi không biết, thật khó để trả lời. Tôi nghĩ người khác trả lời câu này thì hợp lý hơn. Nhưng tôi cảm thấy mình có tầm nhìn”. Và khi phải đối diện với câu hỏi mà cô đã được hỏi rất nhiều lần “Anna có phải kẻ lừa đảo không?”, cô phản hồi rất chắc chắn: “Hoàn toàn không. Ý định của tôi là giúp các tổ chức tài chính trở nên toàn vẹn hơn. Tôi cảm thấy nếu bạn lừa ai đó, người đó sẽ không nhận được gì, nhưng trường hợp của tôi đâu vậy”.
Lập luận của Anna không thuyết phục cho lắm, nhưng ít nhất thì “tiểu thư dựng chuyện” cũng hối tiếc vì những ảo tưởng của mình. “Tôi đã phạm những sai lầm đáng bị trừng phạt, nhưng cũng nhờ đó mà tôi trở thành con người như hôm nay. Tôi thấy may mắn vì mình được trao cơ hội để thử, để sai, và để rẽ sang một hướng đi đúng đắn hơn. Tôi nghĩ đàn ông bước tiếp dễ dàng hơn từ thất bại, trong khi phụ nữ bị coi là xảo quyệt và lừa đảo”.
Cô ấy đang thuê một nhà báo, một luật sư, làm việc cùng các đối tác nghệ thuật và ấp ủ nhiều ý tưởng mới, ví dụ như một podcast phỏng vấn người thú vị, viết sách và theo đuổi ngành luật. Anna thậm chí còn tổ chức những bữa tiệc tối, nơi mọi người cùng đến và nói về những ý tưởng.
Nhà báo Tahirah nhận ra cô khá sáng tạo và chủ động trong việc thể hiện hình ảnh. Trong buổi phỏng vấn, Anna đã chủ động đề xuất ý tưởng chụp ảnh với tàu điện ngầm và phối đồ tương phản với khung cảnh. Buổi chụp hình cũng là dịp để Anna bước lên tàu điện ngầm - một địa điểm mà Anna xưa nay hiếm khi bước vào.
Khi một người phụ nữ trên tàu điện ngầm thầm thì: “Kia có phải Anna thật không?”. Anna gật đầu, đáp lại tỉnh rụi: “Rồi cô sẽ biết thôi”.
Thể thao & Văn hóa