"Tiêu tiền dễ, kiếm tiền khó", tư duy của người Do Thái lật ngược tình thế: Kiếm tiền thực ra cực dễ!
Đây là một tư duy kinh điển trong lĩnh vực kinh doanh của người Do Thái.
- 11-08-2023Nghiên cứu trên 400 triệu phú tiết lộ 11 chiến thuật kiếm tiền, giữ tiền và tiêu tiền của những người siêu giàu: Nhiều người thường lại bỏ qua
- 28-07-2023Huy động 20 nhân viên để trang điểm cho 200 khách và những công việc giúp kiếm tiền không "méo mặt" nhờ concert BLACKPINK
Theo điều tra, chủng tộc giàu có nhất không phải người Trung Quốc chăm chỉ, không phải người châu Âu lãng mạn, cũng không phải người châu Mỹ phóng khoáng mà chính là người Do Thái bị phân tán khắp nơi từ hàng ngàn năm.
Có một câu nói được lưu truyền rộng rãi như sau: "Người Trung Quốc giỏi tiết kiệm nhất, người châu Á giỏi tiêu tiền nhất và người Do Thái giỏi kiếm tiền nhất".
Theo thống kê, 70% của cải ở Mỹ tập trung trong tay người Do Thái. Người sáng lập ra Google chính là người Do Thái.
Người ra nói rằng, trí tuệ của họ đến từ một cuốn sách Talmud mà họ đã đọc từ khi còn nhỏ. Trong đó có đề cập đến một kiểu tư duy mang tên "bán nước" mà họ nắm rất vững.
Tư duy đơn giản nhưng hiệu quả cao
Với lịch sử văn hoá lâu đời cùng tài năng kinh doanh xuất chúng, người Do Thái dẫn đầu giới kinh doanh toàn cầu. Với trí tuệ được kế thừa, họ tạo nên nhiều câu chuyện kinh doanh tuyệt vời. Trong đó nổi tiếng với câu chuyện bán nước, đây cũng là một trong những mô hình khởi nghiệp thú vị.
Vào giữa thế kỷ 19, lượng lớn các mỏ vàng được phát hiện ở California (Mỹ), hứa hẹn mang lại lợi nhuận khủng khi khai. Thông tin nhanh chóng lan truyền, thu hút đông đảo mọi người tìm đến.
Thời tiết khu vực khai thác vàng vô cùng nắng nóng và những người thợ đào vàng chỉ có thể uống nước sạch vào ban đêm. Lúc này, Yamerr – một nông dân gốc Do Thái, 17 tuổi cũng tới tham gia. Anh không tìm thấy vàng nhưng tìm thấy cơ hội bán nước.
Bằng trí thông minh, lòng dũng cảm của mình, Yamer đã mở một cửa hàng bán nước để có thể kiếm tiền. Anh sử dụng các phương thức riêng để tạo nguồn thu lớn. Cụ thể, anh đã dân nguồn nước sạch cách đó gần 1km về cửa hàng, sau đó tiến hàng lọc để làm sạch nước. Tiếp đó, anh đóng vào bao, xô rồi chở đến cho những người thợ đào vàng. Bằng cách này, Yamer kiếm được rất nhiều tiền.
Câu chuyện phản ánh cách người Do Thái nhìn ra cơ hội, nắm bắt và kiếm được tiền. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về khởi nghiệp. Trong đó, đổi mới có thể mở ra những con đường mới và tạo ra vận may không ngờ tới.
Thành công trong kinh doanh của người Do Thái không thể tách rời khỏi niềm đam mê tri thức và sự nỗ lực học hỏi không ngừng. Văn hoá gia đình của họ rất chú trọng đến giáo dục. Cha mẹ sẽ giúp con cái hình thành quan niệm học tập từ sớm, khuyến khích con tin rằng, việc học là điều quan trọng nhất.
Người Do Thái chú ý đến từng chi tiết và theo đuổi sự hoàn hảo trong cuộc sống, cũng như trong công việc. Điều này phần lớn là do nền tảng giáo dục của họ. Trong giáo lý của họ, học tập chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
Chìa khoá thành công của họ nằm ở chỗ không ngừng học hỏi và tối ưu hoá. Trong quá trình khởi nghiệp, người Do Thái biết rõ trình độ học tập hiện tại của mình và có ý thức tiếp tục nâng cao.
Đổi mới là chìa khoá thành công
Sự giàu có và trí tuệ của người Do Thái bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó nguồn gốc đến sự đổi mới. Mỗi cá nhân đều có tư duy và tinh thần đổi mới, dù trong gia đình giàu có hay gia đình bình thường.
Trong kinh doanh, chỉ có không ngừng đổi mới mới có thể phá vỡ mô hình cố hữu, tìm ra điểm yếu của thị trường và đề xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó thu về lợi nhuận khổng lồ.
Cũng giống như Yamer, mặc dù giấc mơ khai thác vàng không thành hiện thực nhưng anh đã tìm ra một cách kiếm tiền khác là mở cửa hàng bán nước uống. Đây là tư duy "bán nước" của người Do Thái được chép lại trong cuốn Talmud. Đây là cuốn sách không chỉ dạy con người về cách đối nhân xử thế, cách kinh doanh mà còn mô tả về phương pháp giáo dục cho thế hệ tiếp theo.
Trong mỗi gia đình Do Thái, khi những đứa trẻ còn nhỏ đã được mẹ hỏi một câu: "Nếu một ngày nhà con bốc cháy và con chỉ có thể mang theo một thứ để thoát thân, con sẽ lấy thứ gì?". Nhiều đứa trẻ trả lời là tiền hoặc kim cương,… Nhưng ngay lập tức người mẹ sẽ khai sáng: "Có một thứ vô hình và không màu, con có biết không?".
Khi đứa trẻ không thể trả lời, người mẹ mới ôn tồn trả lời: "Thứ mà con cần mang đi không phải tiền bạc hay kim cương mà đó là trí tuệ. Và chỉ có trí tuệ là thứ mà không ai có thể lấy đi được. Chỉ cần còn sống, nó sẽ luôn ở bên cạnh con".
Chính vì tư duy giáo dục sâu sắc như vậy nên người Do Thái mới đạt được danh hiệu "doanh nhân số 1 thế giới. Và khởi điểm trí tuệ của họ đến từ cuốn Talmud – kho tàng trí tuệ của nền văn minh Do Thái.
Nguồn: Baidu
Phụ nữ số