MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Tiêu trước, kiếm sau" - Tư tưởng manh nha từ thế hệ 7X, quen thuộc với thế hệ 8X và trở thành thói quen của thế hệ 9X: Không biết quản lý tài chính, bạn thua!

21-07-2019 - 23:06 PM | Sống

"Tiền làm ra để tiêu mà chứ có phải để cất đi đâu, kệ đi cứ ăn chơi rồi mình lại kiếm, đời là mấy". Chính cái tư tưởng ấy nó đã lừa không biết bao nhiêu thế hệ phải rơi vào cái bẫy "Đi làm chỉ để kiếm tiền trả nợ".

"Tôi : Alo mày à ?

Bạn : Ừ, tao đây!

Tôi: Ở ngoài kia có mấy cửa hàng mua sắm mới khai trương đẹp lắm, mảy rảnh không tao với mày cùng đi xem đi?

Bạn: Ừ hay đấy, đi luôn, gì chứ hàng mới là phải triển ngay!

Tôi: Vậy thống nhất chiều đi nhé.

Bạn : Được ngay… Ở nhưng mày ơi! Tao đang hết tiền rồi, nợ cũ còn chưa trả xong?

Tôi: Cứ đi đi, tao cho vay, đời là mấy, cứ tiêu đi rồi đi làm trả sau!

Bạn : Ừ thì ……………Đi"

Bạn có thấy hình bóng của mình đâu đó thấp thoáng qua đoạn hội thoại ấy? Bạn chắc cũng không ít lần rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng vì lý do nào đó bạn sẵn sàng vượt lên trên tất cả những khó khăn mình đang có để sở hữu một món đồ chơi mới/ một đôi giày mới/bộ quần áo mới… Và rồi sau đó , bạn lại phải cong lưng ra "đi cày" để trả nợ?

Nhiều khi tôi tự nhủ rằng, 15 hay 25 tuổi, nếu có ý nghĩ như thế còn có thể chấp nhận được. Nhưng giả dụ nếu bạn 35 tuổi và bạn vẫn "cố chấp" với lối nghĩ như thế thì cuộc đời bạn sẽ trôi dạt về đâu, bạn có thể bỏ qua chính bản thân mình trong danh sách của sự quan tâm, thế còn bố mẹ bạn? Vợ con bạn? Chẳng lẽ bạn cũng để họ phải "chịu ảnh hưởng"  từ chính cách sống cố hữu như thế vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bạn ư?

Tiêu trước, kiếm sau - Tư tưởng manh nha từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và trở thành thói quen của thế hệ 9x: Không biết quản lý tài chính, bạn thua! - Ảnh 1.

Sự cố hữu ăn sâu vào trong tiềm thức

Rất khó để lý giải tại sao, rằng cái tư tưởng "tiêu trước - kiếm sau" ấy lại được đóng đinh một cách chắc chắn đến thế qua rất nhiều thế hệ (mơn chớn từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và giờ thành thói quen với thế hệ 9x). Chỉ biết được rằng, hiện nay đó giường như đã trở thành "Lý do chính đáng" để biện hộ cho rất nhiều người vốn dĩ đang có thói quen tiêu xài một cách không kiểm soát. Ở họ không có sự chuẩn bị cho ngày mai, không có khái niệm cho tương lai.

Với họ, sống đơn giản là được thưởng thức hết tất cả những gì mình có thể chi trả, là được trải nghiệm nhiều "cái lạ" mà xu hướng hiện tại sản sinh ra… chỉ cần thế là đủ. Tích lũy nguyên liệu để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài phía trước ư? Khái niệm ấy xa xôi quá.

Nhiều khi tôi tự nhủ rằng, 15 hay 25 tuổi, nếu có ý nghĩ như thế còn có thể chấp nhận được. Nhưng giả dụ nếu bạn 35 tuổi và bạn vẫn "cố chấp" với lối nghĩ như thế thì cuộc đời bạn sẽ trôi dạt về đâu, bạn có thể bỏ qua chính bản thân mình trong danh sách của sự quan tâm, thế còn bố mẹ bạn? Vợ con bạn? Chẳng lẽ bạn cũng để họ phải "chịu ảnh hưởng" từ chính cách sống cố hữu như thế vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bạn ư?

Tiêu trước, kiếm sau - Tư tưởng manh nha từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và trở thành thói quen của thế hệ 9x: Không biết quản lý tài chính, bạn thua! - Ảnh 2.

Tương lai nào cho những tư tưởng ấy?

Một ngày so với quãng đời hiện tại của bạn vốn chẳng là gì, nhưng mỗi ngày nhỏ ấy sẽ tích góp để hình thành nên chính bạn trong tương lai. Nếu như bạn là một người chu toàn, biết tính toán và cân đối nguồn tài chính của mình, thì bạn của 5 -10 năm sau nó sẽ rất khác bạn của hình thái hiện tại.

Thử nghĩ mà xem, chúng ta đều là những người đi làm, cớ sao có những người rất nhàn nhã để hưởng thụ cuộc sống này, còn bạn thì hết năm này qua năm khác, tối ngày bị rơi vào vòng xoáy "vay- trả". Nói không mệt mỏi tức là bạn đang dối mình.

Có một suy nghĩ rất tai hại, rằng, coi việc "vay - trả" ấy là hiển nhiên, nó trở thành "điểm tựa" vững chắc để củng cố thêm niềm tin cho bạn rằng: "Mình còn trẻ, mình làm thế là chuyện quá đỗi bình thường".

Và đương nhiên, thành quả mà bạn nhận được qua những tư tưởng đó chính là sự mệt mỏi đến nghẹt thở khi ngày ngày phải nghĩ cách trả nợ. Những sản phẩm bạn yêu thích ở trong tủ kia sẽ tỉ lệ thuận với đống hóa đơn bạn phải thanh toán, niềm vui trong cuộc sống sẽ là điều xa xỉ khi bạn chỉ biết trích hết quỹ thời gian cá nhân để tăng ca…

Thử hỏi cái giá đó liệu có đáng?

Tiêu trước, kiếm sau - Tư tưởng manh nha từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và trở thành thói quen của thế hệ 9x: Không biết quản lý tài chính, bạn thua! - Ảnh 3.

Học cách "Quản lý tài chính’,  "đường tắt" nhanh nhất giúp bạn thay đổi được mình

Tôi biết, sẽ rất khó để bạn có thể thay đổi được một thói quen vốn đã "ăn sâu" vào trong tiềm thức của các bạn. Việc thay dổi không thể trong một sớm, một chiều là có thể mang lại kết quả ngay, mà bạn phải cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn mới có thể mang đến những tín hiệu tích cực.

Thay vì bạn dành hết số tiền kiếm được hàng tháng của mình cho vào quỹ ăn chơi, bạn hãy chia nhỏ chúng ra làm thành nhiều quỹ khác nhau. Dưới đây là công thức quản lý tài chính "6 cái lọ" - công thức nổi tiếng khắp thế giới được rất nhiều người thành công đã áp dụng, bạn hãy thử tham khảm

Công thức quản lý tài chính "6 cái lọ"

Bạn hãy chuẩn bị 6 cái Lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng). Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay, tạo thành thói quen.

Tiêu trước, kiếm sau - Tư tưởng manh nha từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và trở thành thói quen của thế hệ 9x: Không biết quản lý tài chính, bạn thua! - Ảnh 4.

1. Quỹ tự do tài chính - FFS: 10% 

Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho ban, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.

2. Quỹ tiết kiệm dài hạn - LTSS: 10% 

Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó nhé!

3. Quỹ giáo dục ngắn hạn - EDU: 10% 

Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; "tầm vóc" của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

4. Quỹ nhau cầu thiết yếu - NEC: 55%

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ này để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.

Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

5. Quỹ hưởng thụ - Play: 10%

Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn tự thưởng cho bản thân và chỉ có bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. Hãy tự thưởng cho bản thân mình những món quà mà bạn yêu thích. Đó có thể là một chiếc áo mới, một buổi ăn uống, tụ tập cùng bạn bè, người thân, đi du lịch hay xem một bộ phim ở rạp,…..

6. Quỹ cho đi - Give: 5%

Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn…

Trên đây là một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để cải thiện tình hình tài chính hiện tại của mình. Thực sự, nếu không biết cách quản lý tài chính, cuộc sống của bạn sẽ mãi mãi rơi vào thế bị động, tụt dốc.

Mong rằng, bạn sẽ là người chi tiêu thông minh, hiệu quả!

Theo Phạm Ngọc Anh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên