TikTok thử nghiệm game tại Việt Nam
(Ảnh: Reuters)
Theo nguồn tin của Reuters, TikTok đã tiến hành thử nghiệm, cho phép người dùng tại Việt Nam chơi game trên ứng dụng.
- 21-05-2022Mở rộng rút tiền từ ATM qua CCCD gắn chip
- 20-05-2022Hai cách đăng ký online để nhận lương hưu qua thẻ ATM
- 20-05-2022Phía sau lối sống tiêu dùng “không mua nhà - thuê biệt thự - dùng hàng hiệu” của Gen Z và tác động đến chiến lược của doanh nghiệp
Đưa game lên ứng dụng sẽ giúp tăng doanh thu quảng cáo cũng như lượng thời gian người dùng dành cho TikTok. TikTok hiện là một trong các ứng dụng phổ biến nhất thế giới với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng . Trong khi đó, Việt Nam với dân số trẻ (70% dưới 35 tuổi) và đam mê công nghệ, là một thị trường hấp dẫn với các mạng xã hội lớn như TikTok, Meta (công ty mẹ Facebook và Instagram) và Alphabet (công ty mẹ Google và YouTube).
Nguồn tin của Reuters tiết lộ, TikTok dự định mở rộng thử nghiệm game trên các nước Đông Nam Á, bắt đầu từ quý III.
Đại diện TikTok xác nhận công ty đang thử nghiệm game HTML5, một dạng minigame, lên ứng dụng thông qua hợp tác với các nhà phát triển game và xưởng game như Zynga. Tuy nhiên, công ty từ chối bình luận về kế hoạch với Việt Nam hay tham vọng game của mình. Đại diện nền tảng khẳng định TikTok luôn muốn tạo sự phong phú và thường xuyên thử nghiệm tính năng mới, mang lại giá trị cho cộng đồng.
Reuters cũng không rõ kế hoạch triển khai tính năng game của TikTok tại các thị trường khác ngoài Việt Nam. Dù người dùng TikTok có thể xem game qua tính năng livestream, tại hầu hết khu vực, họ không thể chơi game trên ứng dụng. Tại Mỹ, chỉ có một số game dường như sẽ được ra mắt, bao gồm “Disco Loco 3D”, “Garden of Good” của Zynga.
Theo nguồn tin, dù khởi đầu bằng minigame – các game có cơ chế chơi đơn giản, thời lượng ngắn, tham vọng game của TikTok không dừng lại ở đây. TikTok sẽ phải xin giấy phép để đưa game lên nền tảng tại Việt Nam. Quy trình dự kiến diễn ra thuận lợi vì các game trong kế hoạch không gây tranh cãi hay dính đến cờ bạc, bạo lực, tình dục.
Người dùng Douyin – phiên bản TikTok Trung Quốc – đã có thể chơi game trên ứng dụng từ năm 2019. Game TikTok có khả năng chứa quảng cáo và doanh thu sẽ được chia sẻ giữa ByteDance và nhà phát triển game.
Nỗ lực nhảy vào mảng game của TikTok không có gì bất ngờ. Các hãng công nghệ lớn khác cũng muốn giữ chân người dùng bằng cách này hay cách khác. Chẳng hạn, Facebook giới thiệu Instant Games vào năm 2016, còn Netflix gần đây cũng bổ sung game vào nền tảng của mình.
Nó cũng đánh dấu nỗ lực mới nhất của ByteDance trên hành trình trở thành người chơi lớn trong game. Công ty đã mua lại studio game Moonton Technology năm ngoái, trực tiếp cạnh tranh với Tencent, doanh nghiệp game lớn nhất Trung Quốc.
Dù không có game, TikTok vẫn ghi nhận doanh thu quảng cáo tăng mạnh. Năm nay, doanh thu quảng cáo TikTok có thể tăng gấp ba lần lên hơn 11 tỷ USD, cao hơn cả doanh số Twitter và Snap gộp lại, theo hãng nghiên cứu Insider Intelligence.
Theo Reuters
ICT News