Tìm ra "tử địa vũ trụ" nơi sự sống Trái Đất có thể đã ra đời
Một thí nghiệm nhắm vào các vùng hỗn mang và chết chóc của vũ trụ có thể giúp lý giải nguồn gốc sự sống Trái Đất.
- 04-04-2024Đặt cược vào Elon Musk, một công ty thua đau: 10 năm thay 6 lần CEO, cổ phiếu rớt thảm hơn 70%, đơn đặt hàng 100.000 chiếc Tesla trở thành thảm họa
- 04-04-2024Bê bối thực phẩm chức năng rúng động Nhật Bản: Sản phẩm chứa gạo men đỏ khiến 5 người tử vong, 33.000 doanh nghiệp chịu tổn thất
- 04-04-2024‘Buồn của Đức’: Là nền kinh tế số 3 thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng ảm đạm, chuyên gia dự đoán ‘sắp bị’ vượt mặt, vị trí cường quốc kinh tế châu Âu có thể sẽ vào tay nước khác
Nhóm khoa học gia từ Viện Vật lý thiên văn Canary (IAC - Tây Ban Nha) đã thực hiện các thí nghiệm về cách mà các "lồng sự sống" gọi là fullerene được tạo ra trong vũ trụ.
Fullerene là các lồng carbon hình cầu có khả năng mang theo các hợp chất phức tạp bên trong, di chuyển rất xa xuyên qua môi trường khắc nghiệt trong không gian giữa các vì sao.
Theo Science Alert, các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của fullerene xung quanh vùng bụi bặm, hỗn loạn quanh các tinh vân hành tinh.
Tinh vân hành tinh là một cách gọi sai lầm chỉ tàn tích của những ngôi sao già, chết đi và phát nổ.
Các mô phỏng dựa trên một tinh vân hành tinh là Tc 1 đã xác nhận chính vùng hỗn loạn, chết chóc quanh các tinh vân này, fullerene đã hình thành thông qua các hạt carbon vô định hình được hydro hóa.
Xác nhận cách mà fullerene, các nhà khoa học cũng gián tiếp xác nhận cách mà sự sống có thể đã đi đến Trái Đất trong quá khứ xa xôi, cũng như khởi nguồn của các mầm sống đó.
Rõ ràng các quá trình phức tạp, khốc liệt ở những vùng "tử địa" như tinh vân góp phần vào sự tồn tại của các phân tử phức tạp.
Để rồi thông qua những chiếc lồng fullerene được tạo ra tại chỗ, các phân tử tiền sinh học - vốn được cho là rất mong manh - đã được bảo vệ để di chuyển qua không gian đầy bức xạ chết chóc giữa các vì sao.
Nếu may mắn, những chiếc lồng sự sống này tìm đến được một ngôi sao trẻ đang thành hình, giải phóng các hạt mầm sự sống mà nó mang theo vào đĩa tiền hành tinh của ngôi sao đó.
Và nếu ngôi sao trẻ đó may mắn tạo nên một vài hành tinh phù hợp với sự sống như Trái Đất, những phân tử tiền sinh học sẽ được gieo mầm, dần tiến hóa để tạo nên một thế giới có sự sống mới.
Đó là con đường mà các hạt mầm sự sống của chính chúng ta và muôn loài trên Trái Đất đã đi trong quá khứ.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu mới này đã đóng góp một mảnh ghép quan trọng khác trong giấc mơ lớn của các nhà sinh học vũ trụ là tái hiện lại sự sống trên Trái Đất đã khởi đầu giữa không gian giữa các vì sao.
Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.
Người lao động