Tín dụng dến 16/9 tăng 10,47%, NHNN tiếp tục khẳng định sẽ duy trì mục tiêu 14% cả năm 2022
Đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021.
- 23-09-2022“Nếu đã nâng lãi suất, cần tính đến bỏ trần tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”
- 23-09-2022TS. Trương Văn Phước: Việt Nam tăng lãi suất điều hành thời điểm này là phù hợp
Sáng nay (23/9), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2022. Cuộc họp được tổ chức sau khi NHNN vừa có quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1%, hiệu lực từ 23/9.
Thông tin tại họp báo, đại diện Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6-6,5% và lạm phát khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phẩn kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.
Theo đó, tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Nói thêm về điều hành tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN tiếp tục đặt ra con số mục tiêu tăng trưởng 14% trong năm 2022 và có thể xem xét điều chỉnh nếu cần thiết. “Tuy nhiên, kiểm soát lạm phát là yêu cầu cao nhất từ nay đến cuối năm, nên hiện nay NHNN vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%”.
Việc điều hành chính sách tín dụng không chỉ cho năm 2022 mà còn tạo tiền đề hiệu quả cho năm 2023 bởi theo lãnh đạo NHNN, năm tới dự báo cũng sẽ là một năm khó khăn và nhiều áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ.
Lãnh đạo NHNN cho hay, bối cảnh kinh tế, tiền tệ thế giới bất định và những thách thức khiến điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới sẽ rất khó khăn trong việc vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Do đó, NHNN s tiếp tục theo dõi sát, thích ứng với các diễn biến thị trường trong và ngoài nước, điều hành linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
NHNN cũng sẽ điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục chỉ đạo TCTD giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay. Điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Bên cạnh đó, TCTD hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro.
Về tỷ giá, NHNN sẽ điều hành linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát nhập khẩu.
Để đẩy mạnh triển khai hỗ trợ lãi suất, NHNN thành lập các đoàn kháo sát liên ngành để đánh giá và đôn đốc triển khai tại các ngân hàng thương mại và các địa phương.
Nhịp sống thị trường