[Tin nóng] 601.700 tỷ đồng sẽ được đổ vào nền kinh tế từ nay đến cuối năm?
Thông tin từ cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017 cho biết, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tính đến ngày 21/08 đạt 10,06%.
- 24-08-2017Nhận diện sức mạnh của dòng tiền trên TTCK: Làm sao biết NĐT lớn đang nghĩ gì?
- 02-08-2017Không phải SSI, chứng khoán Bản Việt mới là quán quân “bơm tiền” cho thị trường nửa đầu năm
- 04-07-2017NHNN vẫn gián tiếp bơm tiền ra hệ thống
Ngày 30/08, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tăng trưởng tín dụng đã tăng từ 9,3% trong 7 tháng đầu năm lên 10,06% tính đến ngày 21/08 (so với 9,01% cùng kỳ năm ngoái). Thủ tướng cũng phát biểu ngày 30/08 và tiếp tục yêu cầu tăng trưởng tín dụng cả năm phải trên 21%, cao hơn 3 điểm phần trăm so với mục tiêu Chính phủ đề ra ban đầu.
Theo đánh giá của CTCK Bản Việt (VCSC), để đạt được mục tiêu này, ước tính khoảng 601.700 tỷ đồng sẽ được đổ vào nền kinh tế từ nay đến cuối năm.
Con số công bố cho biết, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước của 8 tháng ước đạt trên 137 nghìn tỉ đồng, bằng 38,4% tổng kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được Quốc hội giao, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước (39%) và bằng 44,3% kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2017 là 6,7% nếu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 21%-22% và lãi suất đến cuối năm 2017 giảm 50 điểm cơ bản.
Theo ông Dũng, trong 8 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng khoảng 10,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần trong 8 tháng năm 2017 ước đạt 23,36 tỉ đô la Mỹ, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tính chung 8 tháng tăng 6,7%, tiếp tục xu hướng tăng so với mức tăng trưởng của 7 tháng (6,5%) nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2016 (7,2%).